Họ tên:
CUỘC THI VIẾT MÙA THU: KHOẢNH KHẮC ĐÁNG NHỚ
Số báo danh:
04
Giới thiệu:
Tác giả Vy Trần
CUỘC THI VIẾT MÙA THU: KHOẢNH KHẮC ĐÁNG NHỚ
9 giờ tối một ngày giữa Thu, tôi nhận được tin nhắn “Phải Vy không con? Là cô Lam cho thuê trọ ở Đoàn Văn Bơ đây, nếu còn dùng số này con giúp cô với”. Tôi thấy mặn đắng nơi cuốn họng, rồi bần thần hồi tưởng về chốn cũ, người xưa. Cô Lam trong mắt tôi luôn là một người lao động đầy tự trọng, thuở còn nghèo khó vậy chứ chưa bao giờ giữ dư một đồng, cô chỉ cho đi mà hiếm khi nào nhận lại. Đêm hôm đó tôi trằn trọc không ngủ được, tôi biết là phải thiếu dữ lắm cô mới bắt máy lên nhờ người dưng. Cô không “đủ điều kiện” để được hỗ trợ nên phải kêu gọi sự giúp đỡ ở nhiều nơi tự phát, nhưng có lẽ những lời kêu cứu quá nhiều khiến trường hợp của cô dần lọt thỏm giữa những chấm đỏ nhấp nháy. Đã sang ngày thứ hai, nhà cô cạn gạo.
Tôi nhớ con hẻm thân thuộc nơi từng cưu mang mình bảy năm về trước, khi tôi còn là một sinh viên nghèo xác xơ. Bảy năm, vật đổi sao dời. Tôi không biết ngày mai mình sẽ đối diện với người xưa cảnh cũ như thế nào, liệu lòng mình có hụt hẫng hay xốn xang? Liệu trí nhớ mình có đủ tốt để gọi thành tên những gương mặt cũ…
-
Sáng hôm sau, tôi như bất động trước con hẻm mình từng lủi thủi ra vào ngày mưa ngày nắng, từ những ngày còn lăn lộn đến trường bằng chuyến xe buýt chật như nêm. Tôi đã luôn tưởng tượng một ngày nào đó mình sẽ trở về với trang phục công sở phẳng phiu, với một công việc nở mày nở mặt rồi ngồi tán chuyện với bà con xóm giềng. Tôi đã luôn ước mong như thế. Cuối cùng tôi cũng được gặp lại họ, chỉ là đối lập với sự mường tượng đã từng: tôi nhễ nhại mồ hôi dưới bộ trang phục bảo hộ chỗ nhăn chỗ rách, thực hiện công việc “nở mày nở mặt” theo một cách riêng, và nhìn bà con qua hàng rào kẽm gai hai lớp…
Những ngày còn là sinh viên, tôi mắc nợ cả cái xóm trọ nghèo này, mấy căn nhà nhỏ xíu trong ngõ trong ngách. Lúc đó tôi chẳng có gì trong tay ngoài giấc mơ cất giấu từ quê lên với Sài Gòn hoa lệ, ừ thì, tôi cũng ở đủ lâu như một người con bản xứ để biết hoa dành cho ai, lệ cho người nào. Giờ đây khi trở lại, vạn vật tựa như hôm qua chẳng hề thay đổi, vẫn cái xe hủ tiếu nằm yên góc ngã ba đường, vẫn mấy biển hiệu Phở Nam Định – Bánh cuốn nóng – Bún bò bà Hai năm xưa… có ư thứ thay đổi nhiều nhất là chính bản thân tôi, người đã rời đi tầm bảy năm trước đó. Tôi trưởng thành từ sự chăm lo bởi người dưng nước lã cái thuở xa nhà, cái thuở mua thiếu ăn chịu, cái thuở mấy bà hàng xóm chưa biết hóng chuyện bằng điện thoại thông minh.
Qua lớp hàng rào kẽm gai, rồi qua lớp kính chắn bảo hộ, vậy mà tôi nhớ từng cái tên, nhớ luôn cả nghề nghiệp từng người chỉ qua đôi mắt. Tôi thấy cô Lam già đi nhanh quá, sống lưng không còn thẳng nữa, ánh mắt cũng chẳng còn tinh anh. Cô nhận gói quà của tôi rồi cúi gập người cám ơn, và đi khuất. Tôi xót xa vì hoàn cảnh gặp lại không cho phép mình chạy đến mà nắm chặt lấy hai tay của cô nói lời cám ơn một lần nữa, cám ơn thay cho cả cha mẹ tôi, vì cô đã là một người chủ trọ tử tế. Nhớ miết cái đợt cảm nặng, cô nấu một nồi đầy lá thuốc cho tôi xông rồi liên tục hỏi “Con nghe mùi lá bưởi chưa? Có nghe mùi tía tô và sả không?”. Có chứ, tôi ngửi được hết, mà cái mùi làm cay sống mũi mình nhất lại chả phải lá gia vị đắt tiền nào… nó là cái mùi tình thương vô vụ lợi.
Tôi cũng thấy chủ Toản hủ tiếu, cô Năm Kiện (cô tên Năm, bán rau mà hay bị bà con Kiện), cô chú bây giờ trông đã rệu rã hơn xưa, đã không còn lanh lẹ thoăn thoắt như cái hồi tôi còn đại học. Tôi xót nghĩ mấy đứa nhỏ con cô chú giờ thế nào, tính ra cũng chừng mười, mười một tuổi. Không biết tụi nhỏ có khỏe mạnh trong căn nhà mười mấy mét vuông, có đủ cơm ăn ba bữa, có đủ sức chăm cho cô chú lỡ có bề gì. Hồi xưa những lần lỡ chuyến xe buýt rồi về nhà trễ lơ trễ lắc, chú Toản khi nào mà không cho tôi thêm con tôm, miếng thịt. Chú lúc nào cũng xua tay nếu tôi đòi trả thêm tiền hay nhiều khi chỉ nói lời cám ơn nhỏ thó “Thôi về ngủ lẹ mai còn đi học, ơn nghĩa gì, bán ế nên tao cho”. Ừ, thì ế, ế kiểu ngày nào cũng chục người xếp hàng đợi mua. Còn cô Năm Kiện, vừa bán rau mà vừa tám với bà con dữ quá nên lúc cân thừa cân thiếu, lúc bỏ nhầm hành với tỏi, nhầm rau muống với rau lang để người ta có dịp ra “kiện”… rồi tranh thủ tám tiếp. Nghe cà chớn vậy đó, chớ mà cả xóm không ai không thương, không nghe tiếng cô nói “Ê biết chiện gì chưa?” là lại thấy nhớ.
Rời con hẻm cũ, rời cả một vùng trời tuổi trẻ của tôi, cả một mảng ký ức chỉ toàn là tiếng cười giờ đây chỉ còn sự thinh lặng. Hàng quán đóng cửa im lìm, con hẻm sạch trơn bởi không có giao thương mua bán, xóm giềng cũng thôi tay đôi vì mấy bịch rác để hớ trước nhà…Tôi mong là mọi người đang bận “quay vào trong” để dưỡng thương, quay về nơi an trú bình yên nhất mà lắm khi vòng đời xô bồ khiến ta quên mất.
-
Có người nói, nếu sống ở các thành phố lớn thì ta phải luyện được khả năng “nhìn mà không thấy”. Vì người nghèo nhiều quá, bạn không thể đủ “lòng” để mà đau qua mỗi ngã tư đường, và bạn càng không có khả năng giúp đỡ một phần nhỏ trong số họ. Rồi để bảo vệ lương tri dễ vỡ của mình, nhiều người đã huyễn hoặc người nghèo thành những bóng ma vô hình, họ chọn lướt qua và vờ như không nhìn thấy. Nghe sao mà đau lòng! Tôi biết sức lực con người thì có hạn, tôi biết nỗ lực của tôi sẽ không thấm vào đâu, nhưng có được lựa chọn lại tôi vẫn không bao giờ quay đầu. Tôi tin là nếu ai cũng suy nghĩ như mình, ắt có ngày gió gộp thành bão, sẽ không có quả ngọt nếu ta không gieo hạt mầm đầu tiên xuống đất.
Sài Gòn đã ôm trọn lấy tôi cả một thời tuổi trẻ, thì bây giờ là lúc để tôi có thể ôm lại Sài Gòn.
CUỘC THI VIẾT MÙA THU: KHOẢNH KHẮC ĐÁNG NHỚ
9 giờ tối một ngày giữa Thu, tôi nhận được tin nhắn “Phải Vy không con? Là cô Lam cho thuê trọ ở Đoàn Văn Bơ đây, nếu còn dùng số này con giúp cô với”. Tôi thấy mặn đắng nơi cuốn họng, rồi bần thần hồi tưởng về chốn cũ, người xưa. Cô Lam trong mắt tôi luôn là một người lao động đầy tự trọng, thuở còn nghèo khó vậy chứ chưa bao giờ giữ dư một đồng, cô chỉ cho đi mà hiếm khi nào nhận lại. Đêm hôm đó tôi trằn trọc không ngủ được, tôi biết là phải thiếu dữ lắm cô mới bắt máy lên nhờ người dưng. Cô không “đủ điều kiện” để được hỗ trợ nên phải kêu gọi sự giúp đỡ ở nhiều nơi tự phát, nhưng có lẽ những lời kêu cứu quá nhiều khiến trường hợp của cô dần lọt thỏm giữa những chấm đỏ nhấp nháy. Đã sang ngày thứ hai, nhà cô cạn gạo.
Tôi nhớ con hẻm thân thuộc nơi từng cưu mang mình bảy năm về trước, khi tôi còn là một sinh viên nghèo xác xơ. Bảy năm, vật đổi sao dời. Tôi không biết ngày mai mình sẽ đối diện với người xưa cảnh cũ như thế nào, liệu lòng mình có hụt hẫng hay xốn xang? Liệu trí nhớ mình có đủ tốt để gọi thành tên những gương mặt cũ…
-
Sáng hôm sau, tôi như bất động trước con hẻm mình từng lủi thủi ra vào ngày mưa ngày nắng, từ những ngày còn lăn lộn đến trường bằng chuyến xe buýt chật như nêm. Tôi đã luôn tưởng tượng một ngày nào đó mình sẽ trở về với trang phục công sở phẳng phiu, với một công việc nở mày nở mặt rồi ngồi tán chuyện với bà con xóm giềng. Tôi đã luôn ước mong như thế. Cuối cùng tôi cũng được gặp lại họ, chỉ là đối lập với sự mường tượng đã từng: tôi nhễ nhại mồ hôi dưới bộ trang phục bảo hộ chỗ nhăn chỗ rách, thực hiện công việc “nở mày nở mặt” theo một cách riêng, và nhìn bà con qua hàng rào kẽm gai hai lớp…
Những ngày còn là sinh viên, tôi mắc nợ cả cái xóm trọ nghèo này, mấy căn nhà nhỏ xíu trong ngõ trong ngách. Lúc đó tôi chẳng có gì trong tay ngoài giấc mơ cất giấu từ quê lên với Sài Gòn hoa lệ, ừ thì, tôi cũng ở đủ lâu như một người con bản xứ để biết hoa dành cho ai, lệ cho người nào. Giờ đây khi trở lại, vạn vật tựa như hôm qua chẳng hề thay đổi, vẫn cái xe hủ tiếu nằm yên góc ngã ba đường, vẫn mấy biển hiệu Phở Nam Định – Bánh cuốn nóng – Bún bò bà Hai năm xưa… có ư thứ thay đổi nhiều nhất là chính bản thân tôi, người đã rời đi tầm bảy năm trước đó. Tôi trưởng thành từ sự chăm lo bởi người dưng nước lã cái thuở xa nhà, cái thuở mua thiếu ăn chịu, cái thuở mấy bà hàng xóm chưa biết hóng chuyện bằng điện thoại thông minh.
Qua lớp hàng rào kẽm gai, rồi qua lớp kính chắn bảo hộ, vậy mà tôi nhớ từng cái tên, nhớ luôn cả nghề nghiệp từng người chỉ qua đôi mắt. Tôi thấy cô Lam già đi nhanh quá, sống lưng không còn thẳng nữa, ánh mắt cũng chẳng còn tinh anh. Cô nhận gói quà của tôi rồi cúi gập người cám ơn, và đi khuất. Tôi xót xa vì hoàn cảnh gặp lại không cho phép mình chạy đến mà nắm chặt lấy hai tay của cô nói lời cám ơn một lần nữa, cám ơn thay cho cả cha mẹ tôi, vì cô đã là một người chủ trọ tử tế. Nhớ miết cái đợt cảm nặng, cô nấu một nồi đầy lá thuốc cho tôi xông rồi liên tục hỏi “Con nghe mùi lá bưởi chưa? Có nghe mùi tía tô và sả không?”. Có chứ, tôi ngửi được hết, mà cái mùi làm cay sống mũi mình nhất lại chả phải lá gia vị đắt tiền nào… nó là cái mùi tình thương vô vụ lợi.
Tôi cũng thấy chủ Toản hủ tiếu, cô Năm Kiện (cô tên Năm, bán rau mà hay bị bà con Kiện), cô chú bây giờ trông đã rệu rã hơn xưa, đã không còn lanh lẹ thoăn thoắt như cái hồi tôi còn đại học. Tôi xót nghĩ mấy đứa nhỏ con cô chú giờ thế nào, tính ra cũng chừng mười, mười một tuổi. Không biết tụi nhỏ có khỏe mạnh trong căn nhà mười mấy mét vuông, có đủ cơm ăn ba bữa, có đủ sức chăm cho cô chú lỡ có bề gì. Hồi xưa những lần lỡ chuyến xe buýt rồi về nhà trễ lơ trễ lắc, chú Toản khi nào mà không cho tôi thêm con tôm, miếng thịt. Chú lúc nào cũng xua tay nếu tôi đòi trả thêm tiền hay nhiều khi chỉ nói lời cám ơn nhỏ thó “Thôi về ngủ lẹ mai còn đi học, ơn nghĩa gì, bán ế nên tao cho”. Ừ, thì ế, ế kiểu ngày nào cũng chục người xếp hàng đợi mua. Còn cô Năm Kiện, vừa bán rau mà vừa tám với bà con dữ quá nên lúc cân thừa cân thiếu, lúc bỏ nhầm hành với tỏi, nhầm rau muống với rau lang để người ta có dịp ra “kiện”… rồi tranh thủ tám tiếp. Nghe cà chớn vậy đó, chớ mà cả xóm không ai không thương, không nghe tiếng cô nói “Ê biết chiện gì chưa?” là lại thấy nhớ.
Rời con hẻm cũ, rời cả một vùng trời tuổi trẻ của tôi, cả một mảng ký ức chỉ toàn là tiếng cười giờ đây chỉ còn sự thinh lặng. Hàng quán đóng cửa im lìm, con hẻm sạch trơn bởi không có giao thương mua bán, xóm giềng cũng thôi tay đôi vì mấy bịch rác để hớ trước nhà…Tôi mong là mọi người đang bận “quay vào trong” để dưỡng thương, quay về nơi an trú bình yên nhất mà lắm khi vòng đời xô bồ khiến ta quên mất.
-
Có người nói, nếu sống ở các thành phố lớn thì ta phải luyện được khả năng “nhìn mà không thấy”. Vì người nghèo nhiều quá, bạn không thể đủ “lòng” để mà đau qua mỗi ngã tư đường, và bạn càng không có khả năng giúp đỡ một phần nhỏ trong số họ. Rồi để bảo vệ lương tri dễ vỡ của mình, nhiều người đã huyễn hoặc người nghèo thành những bóng ma vô hình, họ chọn lướt qua và vờ như không nhìn thấy. Nghe sao mà đau lòng! Tôi biết sức lực con người thì có hạn, tôi biết nỗ lực của tôi sẽ không thấm vào đâu, nhưng có được lựa chọn lại tôi vẫn không bao giờ quay đầu. Tôi tin là nếu ai cũng suy nghĩ như mình, ắt có ngày gió gộp thành bão, sẽ không có quả ngọt nếu ta không gieo hạt mầm đầu tiên xuống đất.
Sài Gòn đã ôm trọn lấy tôi cả một thời tuổi trẻ, thì bây giờ là lúc để tôi có thể ôm lại Sài Gòn.
Điểm bình chọn:
0
Số lượng bình chọn hiện tại
0
Danh sách bình chọn
STT
Mã VOTE
Số lượng bình chọn
Thời gian