Họ tên:
Người thợ cắt tóc tài hoa
Số báo danh:
34
Giới thiệu:
Tác giả Đức Nghiêm
NGƯỜI THỢ CẮT TÓC TÀI HOA
Mẹ tôi là con gái út của Ngoại. Dưới mẹ còn có hai cậu em trai, một tên Tuấn, một tên Tú.
Căn nhà của Ngoại được chia làm hai ngăn. Ngăn lớn hơn nằm phía bên ngoài mặt đường, có một gác lửng. Vợ chồng cậu Tú ở trên gác lửng đó, còn ông bà Ngoại thì ở bên dưới.
Kế bên nhà Ngoại có một con ngõ nhỏ dẫn vào khoảng sân chung của mấy căn hộ phía đằng sau. Đi gần hết con ngõ đó, sẽ thấy có một cánh cửa sắt sơn xanh đã cũ xỉn ở bên tay trái, chính là cửa ra vào căn phòng nhỏ nơi gia đình cậu Tuấn ở.
Chín mảnh đời lớn bé cố tạo ra những khoảng không gian riêng trên một mảnh đất rộng chưa tới năm mươi mét vuông. Đời sống phố cổ ở Hà Nội vốn dĩ là như vậy.
Tôi không biết cậu Tuấn có bao nhiêu cái hoa tay, nhưng nếu phải đoán, tôi sẽ mạnh dạn tuyên bố con số đó không thể ít hơn mười.
Cậu Tuấn vẽ đẹp, chữ viết cũng đẹp. Bởi thế nên năm nào cũng sẽ có một khoảng thời gian trên bốn bức tường trong căn phòng nhỏ của gia đình cậu treo la liệt những khuôn giấy khổ A0. Sàn nhà thì ngổn ngang những hộp bút sáp, chì màu, viết mực, giấy thủ công… Lũ trẻ tụi tôi cứ hết giờ học, được bố mẹ chở về thăm Ngoại, dứt lời chào hỏi xong là ba chân bốn cẳng chạy xúm vào xem cậu làm “báo tường”.
Cậu làm báo tường cho lớp cái Linh, thằng Cò – hai đứa con cậu xong chưa đủ, còn làm luôn cả báo tường cho lớp của tôi, cho lớp thằng Thắng con cậu Tú nữa. Báo tường cậu Tuấn làm năm nào cũng được giải của trường, mà bốn đứa tụi tôi lại học bốn trường khác nhau nữa cơ, nên uy tín là điều khỏi phải bàn cãi.
Cậu Tuấn là thợ điện bậc cao, thành thử đồ điện trong nhà – từ chiếc bóng đèn cho tới cây quạt mát – mỗi khi khặc khừ đều do một tay cậu sửa.
Cậu Tuấn cũng biết cả chơi đàn, nên lũ trẻ vẫn thường mong ngóng những buổi tối khu phố bất thình lình cúp điện để được trốn làm bài tập về nhà, chạy ra vỉa hè trước cửa nhà Ngoại nghe cậu ôm đàn ghi-ta bật bông.
Hơn tất cả, cái tài của cậu Tuấn mà tôi nể phục nhất, cũng là cái tài “được việc” nhất theo bình chọn của tất cả các cô bác trong nhà, là việc cậu biết cắt tóc cho cả người lớn lẫn trẻ con.
Cứ đến cuối tuần theo gia đình đi thăm Ngoại, mau mau chóng chóng chào hỏi xong chạy bổ ra khoảng sân chung sau nhà là chắc chắn lũ trẻ tụi tôi sẽ bắt gặp một cảnh quen thuộc. Tại đó, bên cạnh bể nước tập thể, trên một chiếc gỗ cao ngồi thu lu hoặc bác cả, hoặc cậu Tú, hoặc… bố tôi, quanh người quấn chiếc khăn nhiều màu vẫn thường dùng để phủ lên tivi cho đỡ bụi, đầu đang ngoang ngoãn gà gật theo tiếng kéo lách cách lạch cạch trong tay cậu Tuấn.
Trẻ con chúng tôi dĩ nhiên cũng là khách thường xuyên của cậu. Đặc biệt là vào mùa Thu, trong khoảng thời gian nửa tháng trước ngày tựu trường thì cậu Tuấn “đắt sô” lắm lắm.
“Cắt bây giờ để một tuần nữa nó dài dài ra, đi khai giảng là đẹp” – bố mẹ tôi lúc nào cũng lý luận như thế, và cái ngày Chủ nhật cuối cùng của tháng Tám bao giờ cũng được mẹ tôi đặt lịch trước với “ông em” để ưu tiên dành suất cho con trai của mình.
Chiếc ghế gỗ mà các bậc cha chú thường ngồi ấy hơi cao so với một đứa nhóc đang học cấp Một, nên mỗi khi cắt tóc cho tôi, cậu Tuấn sẽ đặt thêm một chiếc ghế nhựa loại thường thấy ở quán nước vỉa hè, làm bậc thang cho tôi bước lên, đồng thời cũng là chỗ tôi để chân cho khỏi mỏi trong lúc ngồi.
Trẻ con hầu như ai cũng sợ việc cắt tóc, hoặc nếu không thì cũng khó lòng ngồi yên suốt nửa giờ đồng hồ mà cái đầu không vặn vẹo. Hơi lạnh mỗi lần chiếc kéo chạm vào da đầu, tiếng tạch tạch mà nó phát ra (và rồi sau này khi cậu sắm thêm chiếc tông-đơ chạy điện thì lại phát sinh kiểu âm thanh brừ-brừ vô cùng âm hiểm nữa) luôn khiến tôi bất giác co rúm cổ lại.
Và thế là… “Thằng Đức ngoan ghê”, “Đúng rồi, cắt tóc cho thằng Đức là dễ nhất đấy chị Tuyết ạ”, “Chả ai bằng nó, biết tự động nghiêng đầu cho cậu cắt”… buổi cắt tóc bên bể nước của tôi lúc nào cũng thơm phức những lời khen nức mũi của cậu.
Biết là cậu Tuấn chỉ khen để thằng cháu chịu hợp tác thôi, nhưng mà sao tôi vẫn khoái lắm… Khoái chí đến nỗi sau này khi đã hai mươi, rồi ba mươi tuổi đầu, đi cắt tóc ngoài tiệm tôi vẫn giữ thói quen dựa theo vị trí cây kéo trong tay người thợ cắt tóc mà khe khẽ nghiêng đầu làm sao cho người ta dễ cắt nhất.
Trong mọi công việc khác, tôi cũng luôn có thói quen để ý, sắp xếp làm sao để người làm cùng mình hoặc người thụ hưởng thành quả công việc mình làm sẽ đạt được trải nghiệm cá nhân tiện nghi nhất.
Bởi vậy mới thấy lời khen ngợi của người lớn dành cho con trẻ, vô tình hay hữu ý đều có thể trở thành một tác nhân gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc hình thành thói quen và cách cư xử của đứa trẻ đó sau này.
Tuổi thơ êm đềm trong khoảng sân chung có bể nước phủ rêu xanh mát ấy, trong căn phòng nhỏ nơi giăng mắc đầy những tờ báo tường còn thơm mùi mực ấy… Nơi có đứa con trai tài hoa của ông bà Ngoại, cũng là người hùng trong lòng lũ trẻ tụi tôi, tưởng chừng sẽ tiếp diễn như thế mãi… Nhưng rồi một ngày kia bỗng nhuốm màu ảm đạm đến tột cùng, khi người ta vô tình tìm thấy cậu Tuấn ở một góc phố, đang mơ màng với ống kim tiêm hững hờ trên tay.
Cậu tôi nghiện ngập từ lúc nào không hay.
Lúc đó tôi còn quá nhỏ để hiểu tường tận điều gì đang diễn ra, chỉ vô tình nghe được loáng thoáng nội dung của những cuộc chuyện trò đầy đau đớn giữa bố mẹ, các cô các bác và ông bà Ngoại mà thôi. Lũ trẻ tụi tôi, dù không ai nói thẳng chữ “cấm”, nhưng đều được gia đình khéo léo hạn chế việc tiếp xúc với cậu.
Mọi người đưa cậu đi cai nghiện, cậu trốn về. Công an phường tới đưa cậu đi, cậu lại trốn về.
Ông bà khóc hết nước mắt trong lúc mợ tôi dẫn cái Linh, thằng Cò về nhà bố mẹ đẻ của mợ.
Còn cậu tôi, từ dạo đó dường như chìm hẳn vào trong bóng tối của căn phòng nhỏ, hiếm khi mở cửa, hiếm khi bật đèn. Không còn chơi đàn, không còn sửa quạt, không còn báo tường, không còn cắt tóc, không còn gì nữa...
Năm 2012, tôi sang Úc du học. Lúc này cậu Tuấn đã được gửi về sinh sống ở quê. Cả đại gia đình hàng tháng góp tiền nhờ họ hàng dưới quê nuôi và canh chừng cậu, hy vọng ở chốn xa xôi tịch mịch đó, tách biệt khỏi lũ bạn bè xấu, khỏi những “nguồn cung”, cậu sẽ cai nghiện được. Thỉnh thoảng trong những cuộc gọi video với gia đình, tôi lại được nghe mẹ kể hôm nay vừa đưa Ngoại về quê thăm cậu ra sao.
Năm tháng cứ thế trôi đi, căn phòng tuy chật hẹp nhưng đã từng luôn ấm áp hơi người, bị phá dỡ sau thời gian dài bỏ trống. Các cô các bác giúp ông bà Ngoại đập bỏ bức tường mười ngăn giữa hai buồng, cải tạo lại căn nhà để tiện hơn cho sinh hoạt tuổi già. Gia đình cậu Tú lúc này đã chuyển đi sinh sống ở nơi khác.
Nước máy theo đường ống dẫn thẳng vào trong nhà tắm mới xây – nơi khi xưa là chạn bếp của nhà cậu Tuấn, nên bể nước rêu xanh phía sau gần như bị lãng quên. Hàng xóm láng giềng thay đổi nhiều, khoảng sân chung rộn rã tiếng cười và những lời thăm hỏi qua lại ngày nào nay hoàn toàn vắng lặng.
Đến cả cây Bàng kì vĩ trước cửa, trồng đúng năm cậu Tuấn ra đời, cũng không chống nổi sự bào mòn của thời gian. Vào tiết Thu, lá Bàng xanh tươi không buồn ngả vàng để rồi khoác lên mình tấm áo đỏ rực nữa. Trái bàng đã từ rất lâu rồi không rụng. Bầy sâu róm đen thui lặng lẽ ra đi không một lời từ giã.
Cậu Tuấn tôi cũng lặng lẽ ra đi trong một đêm khuya vắng. Nghe mẹ tôi kể lại, những ngày cuối cùng, AIDS đã hủy hoại khiến cơ thể cậu gầy nhom, chỉ còn đâu như ba mươi ký.
Hôm nay tôi ra đường, ngồi chờ gần một tiếng đồng hồ để được cắt mái tóc đã trở nên dài lòng thòng sau bốn tháng giãn cách.
Trong lúc ngồi trên chiếc ghế dựa bọc da êm ái, đôi mắt nhắm lim dim tận hưởng không khí dịu mát của một sáng cuối Thu, tôi nhè nhẹ nghiêng đầu mình theo lực ấn của chiếc kéo trên tay người thợ cắt tóc, lại nhớ về khung cảnh bình yên năm nào.
Bên bể nước lúc nào cũng mát rượi, có một chiếc ghế nhựa màu đỏ đã bạc màu.
Trên chiếc ghế nhựa có một đôi chân xinh xinh xỏ trong đôi dép Biti’s.
Đôi chân lấp ló bên trong một tấm vải phủ tivi có màu sắc sặc sỡ tươi vui.
Tấm vải quấn quanh thân một đứa trẻ đang không ngừng ngọ nguậy trên chiếc ghế gỗ cao ngất.
Mặc dù không ngừng ngọ nguậy nhưng cái đầu nó lại rất ngoan và mềm như đất sét, sẵn sàng nghẹo theo bất cứ phương hướng nào mà đôi tay người “thợ” cắt tóc tài hoa điều chỉnh, chỉ với một câu thần chú đơn giản:
“Cắt tóc cho thằng bé này sướng ghê!”
NGƯỜI THỢ CẮT TÓC TÀI HOA
Mẹ tôi là con gái út của Ngoại. Dưới mẹ còn có hai cậu em trai, một tên Tuấn, một tên Tú.
Căn nhà của Ngoại được chia làm hai ngăn. Ngăn lớn hơn nằm phía bên ngoài mặt đường, có một gác lửng. Vợ chồng cậu Tú ở trên gác lửng đó, còn ông bà Ngoại thì ở bên dưới.
Kế bên nhà Ngoại có một con ngõ nhỏ dẫn vào khoảng sân chung của mấy căn hộ phía đằng sau. Đi gần hết con ngõ đó, sẽ thấy có một cánh cửa sắt sơn xanh đã cũ xỉn ở bên tay trái, chính là cửa ra vào căn phòng nhỏ nơi gia đình cậu Tuấn ở.
Chín mảnh đời lớn bé cố tạo ra những khoảng không gian riêng trên một mảnh đất rộng chưa tới năm mươi mét vuông. Đời sống phố cổ ở Hà Nội vốn dĩ là như vậy.
Tôi không biết cậu Tuấn có bao nhiêu cái hoa tay, nhưng nếu phải đoán, tôi sẽ mạnh dạn tuyên bố con số đó không thể ít hơn mười.
Cậu Tuấn vẽ đẹp, chữ viết cũng đẹp. Bởi thế nên năm nào cũng sẽ có một khoảng thời gian trên bốn bức tường trong căn phòng nhỏ của gia đình cậu treo la liệt những khuôn giấy khổ A0. Sàn nhà thì ngổn ngang những hộp bút sáp, chì màu, viết mực, giấy thủ công… Lũ trẻ tụi tôi cứ hết giờ học, được bố mẹ chở về thăm Ngoại, dứt lời chào hỏi xong là ba chân bốn cẳng chạy xúm vào xem cậu làm “báo tường”.
Cậu làm báo tường cho lớp cái Linh, thằng Cò – hai đứa con cậu xong chưa đủ, còn làm luôn cả báo tường cho lớp của tôi, cho lớp thằng Thắng con cậu Tú nữa. Báo tường cậu Tuấn làm năm nào cũng được giải của trường, mà bốn đứa tụi tôi lại học bốn trường khác nhau nữa cơ, nên uy tín là điều khỏi phải bàn cãi.
Cậu Tuấn là thợ điện bậc cao, thành thử đồ điện trong nhà – từ chiếc bóng đèn cho tới cây quạt mát – mỗi khi khặc khừ đều do một tay cậu sửa.
Cậu Tuấn cũng biết cả chơi đàn, nên lũ trẻ vẫn thường mong ngóng những buổi tối khu phố bất thình lình cúp điện để được trốn làm bài tập về nhà, chạy ra vỉa hè trước cửa nhà Ngoại nghe cậu ôm đàn ghi-ta bật bông.
Hơn tất cả, cái tài của cậu Tuấn mà tôi nể phục nhất, cũng là cái tài “được việc” nhất theo bình chọn của tất cả các cô bác trong nhà, là việc cậu biết cắt tóc cho cả người lớn lẫn trẻ con.
Cứ đến cuối tuần theo gia đình đi thăm Ngoại, mau mau chóng chóng chào hỏi xong chạy bổ ra khoảng sân chung sau nhà là chắc chắn lũ trẻ tụi tôi sẽ bắt gặp một cảnh quen thuộc. Tại đó, bên cạnh bể nước tập thể, trên một chiếc gỗ cao ngồi thu lu hoặc bác cả, hoặc cậu Tú, hoặc… bố tôi, quanh người quấn chiếc khăn nhiều màu vẫn thường dùng để phủ lên tivi cho đỡ bụi, đầu đang ngoang ngoãn gà gật theo tiếng kéo lách cách lạch cạch trong tay cậu Tuấn.
Trẻ con chúng tôi dĩ nhiên cũng là khách thường xuyên của cậu. Đặc biệt là vào mùa Thu, trong khoảng thời gian nửa tháng trước ngày tựu trường thì cậu Tuấn “đắt sô” lắm lắm.
“Cắt bây giờ để một tuần nữa nó dài dài ra, đi khai giảng là đẹp” – bố mẹ tôi lúc nào cũng lý luận như thế, và cái ngày Chủ nhật cuối cùng của tháng Tám bao giờ cũng được mẹ tôi đặt lịch trước với “ông em” để ưu tiên dành suất cho con trai của mình.
Chiếc ghế gỗ mà các bậc cha chú thường ngồi ấy hơi cao so với một đứa nhóc đang học cấp Một, nên mỗi khi cắt tóc cho tôi, cậu Tuấn sẽ đặt thêm một chiếc ghế nhựa loại thường thấy ở quán nước vỉa hè, làm bậc thang cho tôi bước lên, đồng thời cũng là chỗ tôi để chân cho khỏi mỏi trong lúc ngồi.
Trẻ con hầu như ai cũng sợ việc cắt tóc, hoặc nếu không thì cũng khó lòng ngồi yên suốt nửa giờ đồng hồ mà cái đầu không vặn vẹo. Hơi lạnh mỗi lần chiếc kéo chạm vào da đầu, tiếng tạch tạch mà nó phát ra (và rồi sau này khi cậu sắm thêm chiếc tông-đơ chạy điện thì lại phát sinh kiểu âm thanh brừ-brừ vô cùng âm hiểm nữa) luôn khiến tôi bất giác co rúm cổ lại.
Và thế là… “Thằng Đức ngoan ghê”, “Đúng rồi, cắt tóc cho thằng Đức là dễ nhất đấy chị Tuyết ạ”, “Chả ai bằng nó, biết tự động nghiêng đầu cho cậu cắt”… buổi cắt tóc bên bể nước của tôi lúc nào cũng thơm phức những lời khen nức mũi của cậu.
Biết là cậu Tuấn chỉ khen để thằng cháu chịu hợp tác thôi, nhưng mà sao tôi vẫn khoái lắm… Khoái chí đến nỗi sau này khi đã hai mươi, rồi ba mươi tuổi đầu, đi cắt tóc ngoài tiệm tôi vẫn giữ thói quen dựa theo vị trí cây kéo trong tay người thợ cắt tóc mà khe khẽ nghiêng đầu làm sao cho người ta dễ cắt nhất.
Trong mọi công việc khác, tôi cũng luôn có thói quen để ý, sắp xếp làm sao để người làm cùng mình hoặc người thụ hưởng thành quả công việc mình làm sẽ đạt được trải nghiệm cá nhân tiện nghi nhất.
Bởi vậy mới thấy lời khen ngợi của người lớn dành cho con trẻ, vô tình hay hữu ý đều có thể trở thành một tác nhân gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc hình thành thói quen và cách cư xử của đứa trẻ đó sau này.
Tuổi thơ êm đềm trong khoảng sân chung có bể nước phủ rêu xanh mát ấy, trong căn phòng nhỏ nơi giăng mắc đầy những tờ báo tường còn thơm mùi mực ấy… Nơi có đứa con trai tài hoa của ông bà Ngoại, cũng là người hùng trong lòng lũ trẻ tụi tôi, tưởng chừng sẽ tiếp diễn như thế mãi… Nhưng rồi một ngày kia bỗng nhuốm màu ảm đạm đến tột cùng, khi người ta vô tình tìm thấy cậu Tuấn ở một góc phố, đang mơ màng với ống kim tiêm hững hờ trên tay.
Cậu tôi nghiện ngập từ lúc nào không hay.
Lúc đó tôi còn quá nhỏ để hiểu tường tận điều gì đang diễn ra, chỉ vô tình nghe được loáng thoáng nội dung của những cuộc chuyện trò đầy đau đớn giữa bố mẹ, các cô các bác và ông bà Ngoại mà thôi. Lũ trẻ tụi tôi, dù không ai nói thẳng chữ “cấm”, nhưng đều được gia đình khéo léo hạn chế việc tiếp xúc với cậu.
Mọi người đưa cậu đi cai nghiện, cậu trốn về. Công an phường tới đưa cậu đi, cậu lại trốn về.
Ông bà khóc hết nước mắt trong lúc mợ tôi dẫn cái Linh, thằng Cò về nhà bố mẹ đẻ của mợ.
Còn cậu tôi, từ dạo đó dường như chìm hẳn vào trong bóng tối của căn phòng nhỏ, hiếm khi mở cửa, hiếm khi bật đèn. Không còn chơi đàn, không còn sửa quạt, không còn báo tường, không còn cắt tóc, không còn gì nữa...
Năm 2012, tôi sang Úc du học. Lúc này cậu Tuấn đã được gửi về sinh sống ở quê. Cả đại gia đình hàng tháng góp tiền nhờ họ hàng dưới quê nuôi và canh chừng cậu, hy vọng ở chốn xa xôi tịch mịch đó, tách biệt khỏi lũ bạn bè xấu, khỏi những “nguồn cung”, cậu sẽ cai nghiện được. Thỉnh thoảng trong những cuộc gọi video với gia đình, tôi lại được nghe mẹ kể hôm nay vừa đưa Ngoại về quê thăm cậu ra sao.
Năm tháng cứ thế trôi đi, căn phòng tuy chật hẹp nhưng đã từng luôn ấm áp hơi người, bị phá dỡ sau thời gian dài bỏ trống. Các cô các bác giúp ông bà Ngoại đập bỏ bức tường mười ngăn giữa hai buồng, cải tạo lại căn nhà để tiện hơn cho sinh hoạt tuổi già. Gia đình cậu Tú lúc này đã chuyển đi sinh sống ở nơi khác.
Nước máy theo đường ống dẫn thẳng vào trong nhà tắm mới xây – nơi khi xưa là chạn bếp của nhà cậu Tuấn, nên bể nước rêu xanh phía sau gần như bị lãng quên. Hàng xóm láng giềng thay đổi nhiều, khoảng sân chung rộn rã tiếng cười và những lời thăm hỏi qua lại ngày nào nay hoàn toàn vắng lặng.
Đến cả cây Bàng kì vĩ trước cửa, trồng đúng năm cậu Tuấn ra đời, cũng không chống nổi sự bào mòn của thời gian. Vào tiết Thu, lá Bàng xanh tươi không buồn ngả vàng để rồi khoác lên mình tấm áo đỏ rực nữa. Trái bàng đã từ rất lâu rồi không rụng. Bầy sâu róm đen thui lặng lẽ ra đi không một lời từ giã.
Cậu Tuấn tôi cũng lặng lẽ ra đi trong một đêm khuya vắng. Nghe mẹ tôi kể lại, những ngày cuối cùng, AIDS đã hủy hoại khiến cơ thể cậu gầy nhom, chỉ còn đâu như ba mươi ký.
Hôm nay tôi ra đường, ngồi chờ gần một tiếng đồng hồ để được cắt mái tóc đã trở nên dài lòng thòng sau bốn tháng giãn cách.
Trong lúc ngồi trên chiếc ghế dựa bọc da êm ái, đôi mắt nhắm lim dim tận hưởng không khí dịu mát của một sáng cuối Thu, tôi nhè nhẹ nghiêng đầu mình theo lực ấn của chiếc kéo trên tay người thợ cắt tóc, lại nhớ về khung cảnh bình yên năm nào.
Bên bể nước lúc nào cũng mát rượi, có một chiếc ghế nhựa màu đỏ đã bạc màu.
Trên chiếc ghế nhựa có một đôi chân xinh xinh xỏ trong đôi dép Biti’s.
Đôi chân lấp ló bên trong một tấm vải phủ tivi có màu sắc sặc sỡ tươi vui.
Tấm vải quấn quanh thân một đứa trẻ đang không ngừng ngọ nguậy trên chiếc ghế gỗ cao ngất.
Mặc dù không ngừng ngọ nguậy nhưng cái đầu nó lại rất ngoan và mềm như đất sét, sẵn sàng nghẹo theo bất cứ phương hướng nào mà đôi tay người “thợ” cắt tóc tài hoa điều chỉnh, chỉ với một câu thần chú đơn giản:
“Cắt tóc cho thằng bé này sướng ghê!”
Điểm bình chọn:
0
Số lượng bình chọn hiện tại
0
Danh sách bình chọn
STT
Mã VOTE
Số lượng bình chọn
Thời gian