Họ tên:
KHÍ VỊ MÙA THU
Số báo danh:
61
Giới thiệu:
Tác giả Kimsuanphu Bui
KHÍ VỊ MÙA THU
Mùa thu không phải là cái lạnh tái tê thường mang đến cảm giác cô đơn trước vũ trụ mênh mông, vô tận. Không phải là cái nồng nàn, mơn mởn của mùa xuân. Cũng không phải là cái nắng gay gắt của mùa hè. Mùa thu là cái se se của khí trời làm lòng người bâng khuâng, xao xuyến, bồi hồi. Thu về, khiến nàng- thiếu nữ đã qua thời xuân sắc miên man những miền thương nhớ. Nàng nhớ:
AO THU
Trước sân vườn nhà nàng có một cái ao hình chữ nhật, trên bờ ao là những cây mít, cây bưởi, cây chanh, cây ổi,… Mỗi khi mít chín, nàng trèo lên cây hái cho trái rụng rơi xuống ao, rồi tụt xuống chỉ việc vớt quả mít lên bờ là có món trái cây vườn nhà. Quả nhỏ thì chỉ gia đình ăn là vừa. Quả to, mời anh em, gia đình bên cạnh tới ăn mới hết. Mọi người quây quần không khí thật ấm áp quyện cùng hương mít ngọt ngào! Vị ngọt của mít thấm vào tim khiến nàng thầm biết ơn ông bà đã để lại cây mít cổ thụ để con, cháu, chắt vẫn được chung hưởng.
Cây ổi ngay cạnh cầu ao, chỉ cần nhìn lên thấy quả chín là ngay lập tức cô bé cầm tinh con khỉ leo tót lên cây hái quả ăn ngấu nghiến đúng kiểu “ tề thiên” để hưởng trọn cái vị thanh ngọt của trái chín cây.
Cây bưởi do một người bạn ông nội tặng, trồng không bao lâu đã có quả. Cây còn thấp mà quả sai chíu chít lả xuống mặt ao, những quả ấy được cộng hưởng hơi nước càng lớn nhanh. Mỗi khi nhìn thấy quả, nàng lại nhớ đến ông nội, bạn của ông- họ là những đồng chí ân nghĩa nặng sâu nên mỗi dịp lễ tết, bạn ông nội lại có chút quà tới thăm bạn mình, món quà đẹp nhất ghi dấu nghĩa tình là cây bưởi ấy.
Cũng bên bờ ao nhà nàng còn có cây lê ki ma ( cây trứng gà). Lúc tám tuổi, nàng đã từng trông em dưới gốc cây này. Vào một buổi chiều thu ấy, nàng lơ đễnh thế nào mà để đứa em chỉ mới biết bò bỗng rơi tũm xuống ao.Tiếng động bất ngờ làm nàng giật mình bừng tỉnh, phản xạ nhanh như cắt, không nghĩ ngợi, nàng nhảy tùm xuống ao bế em lên bờ. May sao lúc ấy mẹ cũng có nhà, em được bế lên, mẹ dỗ em khỏi cơn hoảng loạn và thay đồ cho em. Thấy em khóc, rồi dần tươi tỉnh nàng mới thở phào nhẹ nhõm. May mắn cho nàng và cả gia đình, mọi sự bình an. Bây giờ em nàng đã là mẹ của một đứa trẻ kháu khỉnh nhưng mỗi lần kí ức hiện về, nàng luôn tự vấn: lúc ấy- nếu…thì…có lẽ nàng sẽ sống trong ám ảnh, dằn vặt, khổ đau…
Miên man với những hình ảnh thân thuộc, kí ức bên bờ ao, trong nàng hiện lên hình ảnh cái ao nhỏ nhỏ nhà nàng mỗi độ thu về. Nước ao đúng vị “ ao thu lạnh lẽo nước trong veo” như trong thơ cụ Nguyễn Khuyến- Tam nguyên làng Yên Đổ. Nước mùa thu trong đến nỗi đứng trên bờ nhìn thấy cả đáy ao, chỉ một màu nước trong vắt lặng thing in màu mây khói của bầu trời cao vời vợi. Những chú cá, có thể vì sự “lạnh lẽo” mà trốn dưới những dạt bèo cho ấm chăng? Cũng vì lẽ đó mà thi nhân làng Yên Đổ: “ Tựa gối buông cần lâu chẳng được” chỉ nghe thấy tiếng cá “ đớp động” dưới chân bèo. Không biết có phải nhờ được nhìn ngắm ao thu trong chính nơi nhà mình mà năm lớp mười một, nàng đạt chín điểm môn Văn khi đề ra: “ Cảm nhận của anh/chị về bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến”. Sau này nghĩ lại, nàng đã cảm nhận như thế nào và viết gì để có thể đạt điểm chín không dễ dàng gì đối với môn Văn. Phải chăng ao thu nhà nàng đã chấp bút để hồn nàng phiêu lãng cảm nhận cái thi vị mùa thu của Nguyễn Khuyến? Và khả năng là như vậy!
Đến nay với bao sự biến thiên, cái ao nhà nàng vẫn còn đó, cây mít , cây ổi, …vẫn còn.Theo vòng tuần hoàn của đất trời , thu vẫn đến nhưng nước không còn cái trong veo như xưa nữa. Nàng cũng không còn thơ bé, song chắc chắn luôn có một mảng trời thu vẫn trong trẻo trong tâm hồn nàng. Nàng yêu quê nhà- yêu mùa thu, yêu những kí ức bình dị- ao thu…!
Kim Thoa
KHÍ VỊ MÙA THU
Mùa thu không phải là cái lạnh tái tê thường mang đến cảm giác cô đơn trước vũ trụ mênh mông, vô tận. Không phải là cái nồng nàn, mơn mởn của mùa xuân. Cũng không phải là cái nắng gay gắt của mùa hè. Mùa thu là cái se se của khí trời làm lòng người bâng khuâng, xao xuyến, bồi hồi. Thu về, khiến nàng- thiếu nữ đã qua thời xuân sắc miên man những miền thương nhớ. Nàng nhớ:
AO THU
Trước sân vườn nhà nàng có một cái ao hình chữ nhật, trên bờ ao là những cây mít, cây bưởi, cây chanh, cây ổi,… Mỗi khi mít chín, nàng trèo lên cây hái cho trái rụng rơi xuống ao, rồi tụt xuống chỉ việc vớt quả mít lên bờ là có món trái cây vườn nhà. Quả nhỏ thì chỉ gia đình ăn là vừa. Quả to, mời anh em, gia đình bên cạnh tới ăn mới hết. Mọi người quây quần không khí thật ấm áp quyện cùng hương mít ngọt ngào! Vị ngọt của mít thấm vào tim khiến nàng thầm biết ơn ông bà đã để lại cây mít cổ thụ để con, cháu, chắt vẫn được chung hưởng.
Cây ổi ngay cạnh cầu ao, chỉ cần nhìn lên thấy quả chín là ngay lập tức cô bé cầm tinh con khỉ leo tót lên cây hái quả ăn ngấu nghiến đúng kiểu “ tề thiên” để hưởng trọn cái vị thanh ngọt của trái chín cây.
Cây bưởi do một người bạn ông nội tặng, trồng không bao lâu đã có quả. Cây còn thấp mà quả sai chíu chít lả xuống mặt ao, những quả ấy được cộng hưởng hơi nước càng lớn nhanh. Mỗi khi nhìn thấy quả, nàng lại nhớ đến ông nội, bạn của ông- họ là những đồng chí ân nghĩa nặng sâu nên mỗi dịp lễ tết, bạn ông nội lại có chút quà tới thăm bạn mình, món quà đẹp nhất ghi dấu nghĩa tình là cây bưởi ấy.
Cũng bên bờ ao nhà nàng còn có cây lê ki ma ( cây trứng gà). Lúc tám tuổi, nàng đã từng trông em dưới gốc cây này. Vào một buổi chiều thu ấy, nàng lơ đễnh thế nào mà để đứa em chỉ mới biết bò bỗng rơi tũm xuống ao.Tiếng động bất ngờ làm nàng giật mình bừng tỉnh, phản xạ nhanh như cắt, không nghĩ ngợi, nàng nhảy tùm xuống ao bế em lên bờ. May sao lúc ấy mẹ cũng có nhà, em được bế lên, mẹ dỗ em khỏi cơn hoảng loạn và thay đồ cho em. Thấy em khóc, rồi dần tươi tỉnh nàng mới thở phào nhẹ nhõm. May mắn cho nàng và cả gia đình, mọi sự bình an. Bây giờ em nàng đã là mẹ của một đứa trẻ kháu khỉnh nhưng mỗi lần kí ức hiện về, nàng luôn tự vấn: lúc ấy- nếu…thì…có lẽ nàng sẽ sống trong ám ảnh, dằn vặt, khổ đau…
Miên man với những hình ảnh thân thuộc, kí ức bên bờ ao, trong nàng hiện lên hình ảnh cái ao nhỏ nhỏ nhà nàng mỗi độ thu về. Nước ao đúng vị “ ao thu lạnh lẽo nước trong veo” như trong thơ cụ Nguyễn Khuyến- Tam nguyên làng Yên Đổ. Nước mùa thu trong đến nỗi đứng trên bờ nhìn thấy cả đáy ao, chỉ một màu nước trong vắt lặng thing in màu mây khói của bầu trời cao vời vợi. Những chú cá, có thể vì sự “lạnh lẽo” mà trốn dưới những dạt bèo cho ấm chăng? Cũng vì lẽ đó mà thi nhân làng Yên Đổ: “ Tựa gối buông cần lâu chẳng được” chỉ nghe thấy tiếng cá “ đớp động” dưới chân bèo. Không biết có phải nhờ được nhìn ngắm ao thu trong chính nơi nhà mình mà năm lớp mười một, nàng đạt chín điểm môn Văn khi đề ra: “ Cảm nhận của anh/chị về bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến”. Sau này nghĩ lại, nàng đã cảm nhận như thế nào và viết gì để có thể đạt điểm chín không dễ dàng gì đối với môn Văn. Phải chăng ao thu nhà nàng đã chấp bút để hồn nàng phiêu lãng cảm nhận cái thi vị mùa thu của Nguyễn Khuyến? Và khả năng là như vậy!
Đến nay với bao sự biến thiên, cái ao nhà nàng vẫn còn đó, cây mít , cây ổi, …vẫn còn.Theo vòng tuần hoàn của đất trời , thu vẫn đến nhưng nước không còn cái trong veo như xưa nữa. Nàng cũng không còn thơ bé, song chắc chắn luôn có một mảng trời thu vẫn trong trẻo trong tâm hồn nàng. Nàng yêu quê nhà- yêu mùa thu, yêu những kí ức bình dị- ao thu…!
Kim Thoa
Điểm bình chọn:
0
Số lượng bình chọn hiện tại
0
Danh sách bình chọn
STT
Mã VOTE
Số lượng bình chọn
Thời gian