Họ tên:
LÒNG NHÂN ÁI CỦA MẸ ĐÃ SOI SÁNG ĐỜI CON
Số báo danh:
64
Giới thiệu:
Tác giả Nguyễn Thanh Dũng
LÒNG NHÂN ÁI CỦA MẸ ĐÃ SOI SÁNG ĐỜI CON
Đối với bất kỳ ai, mồ côi cha mẹ là nỗi bất hạnh, sự mất mác lớn nhất mà không gì có thể bù đắp được. Với tôi cũng vậy, mỗi lần ra đường nhìn thấy ai đi bên mẹ nói cười vui vẻ là lòng nghe đau nhói vì nhớ đến mẹ. Mẹ tôi mất đã lâu nhưng những kỷ niệm không bao giờ phai mờ trong tâm trí và tôi có linh cảm mẹ vẫn mãi luôn nâng bước tôi đi trên con đường đời. Mỗi năm khi những làn gió mùa thu ùa về thì những kỷ niệm về mẹ lại dâng trào làm cho tôi nghẹn ngào muốn rơi nước mắt vì nhớ ngày cuối tháng 8 năm 1980, mẹ tôi vĩnh viễn đi xa.
Năm học lớp 1 thì tôi ốm nhom vì bị còi xương từ nhỏ. Tôi thứ năm nên trong gia đình thường được các anh chị em gọi là “ Năm rọm”. Thấy tôi ốm yếu quá nên mẹ mua nhiều thức ăn bổ dưỡng cho tôi ăn. Thuở trước, nhà tôi nghèo lắm, để có tiền mua cho tôi một hộp sữa, một chục trứng gà, mẹ phải nhổ từng bụi sả, bán từng kí ốc hay cắt rau lang ra chợ bán. Nhiều lúc cầm chén sữa uống mà tôi nghẹn ngào vì hiểu để có được chén sữa này, mẹ phải mất biết bao giọt mồ hôi và bao công sức khó nhọc để làm việc vất vã. Cảm động nhất là nhiều ngày mưa bão, mẹ cũng lặn lội đến nhà hàng xóm mua cho tôi những trứng gà so tức là trứng gà đẻ đầu tiên. Mẹ bảo tôi húp trứng gà sống sẽ bổ dưỡng hơn là ăn chín. Mẹ cũng thường nấu cháo cóc cho tôi ăn vì mẹ biết cháo cóc trị bệnh còi xương.
Mẹ tôi bị bệnh tim bẩm sinh vì vậy mỗi khi ráng làm công việc là mẹ mệt. Thậm chí mỗi lần đi bộ khoảng 100 mét là mẹ phải đứng lại nghỉ mới đi tiếp nỗi. Những năm sau ngày giải phóng, cuộc sống còn thiếu trước, hụt sau, cái ăn cái mặc còn thiếu huống chi là chuyện thuốc men. Dù bệnh tim là bệnh nan y vào thời đó nhưng mẹ vẫn phải uống toàn là thuốc nam vì vậy bệnh của mẹ tôi khó mà thuyên giảm. Ngoài giờ học, những khi rãnh rỗi là anh em tôi thường tìm về những cây thuốc quanh vườn như dây nhãn lồng hay dây tơ hồng nấu thuốc cho mẹ uống. Có nhiều ngày thấy mẹ ăn uống kham khổ, tôi ráng bắt ốc, câu cá cho mẹ ăn. Có khi cả nhà không ai dám ăn đặng nhường chén ốc kho tiêu cho mẹ. Nhưng mẹ cũng không muốn ăn một mình, mẹ chia cho mỗi người một ít.
Năm tôi học lớp 9 thì năng khiếu về văn chương của tôi bắt đầu bộc lộ. Mẹ thấy ở đâu có sách báo hay là mượn về cho tôi đọc. Thuở nhỏ, tôi cũng đã từng ao ước mình trở thành một nhà văn có thể viết được những tác phẩm văn học giàu tình cảm để dâng lên mẹ. Đáng buồn thay! Khi tôi viết được tiểu thuyết, đã xuất bản được nhiều tác phẩm thì mẹ không còn hiện hữu trên đời.
Mẹ tôi đã mất sau một cơn đau tim đột ngột. Thế là 17 tuổi đời, tôi trở thành đứa bé mồ côi. Có lẻ đến suốt cuộc đời này không bao giờ tôi quên được ngày mà tôi cầm trên tay truyện dài “ Thầy Hùng áo trắng” mới phát hành. Tôi đã đem quyển sách ấy đặt lên bàn thờ mẹ mà nước mắt lưng tròng vì nhớ đến mẹ. Thành công của tôi có được trong nghề nghiệp viết lách có sự dìu dắt của mẹ.Ngoài viết sách, tôi cũng viết bài cộng tác cho báo và đài phát thanh. Bây giờ thì tôi viết được rất nhiều thể loại văn học dù tôi là thầy giáo dạy toán. Mỗi lần thấy bài được chọn đăng trên báo hay phát sóng trên đài phát thanh là tôi rất vui và nỗi nhớ thương mẹ lại ập về. Tôi cứ nhớ ngày xưa mẹ tìm mượn nhiều sách báo cho tôi xem. Tôi hiểu những hoa thơm trái ngọt mà tôi hưởng hôm nay trên đường đời nhờ công vun phân tưới nước của mẹ. Sự nghiệp của tôi phát triển là kết tinh biết bao mồ hôi và nước mắt của mẹ, người mẹ hiền đáng kính của đời tôi.
Bây giờ thì tôi đã là một nhà giáo. Tôi luôn tâm niệm phải sống thế nào để xứng đáng là con của mẹ. Từ thuở nhỏ, tôi được mẹ dạy nhiều bài học về đạo đức và nhân cách sống ở đời, về lòng nhân ái san sẻ cho những hoàn cảnh khó khăn. Những bài học ấy, tuy không văn hoa như trong sách vở dạy ở trường nhưng đó là những bài học quí báu đã khắc sâu vào tâm khảm tôi. Những bài học của mẹ giúp tôi luôn tự tin và vững bước trên đường đời và đạt nhiều thành công nhất định cả trong hai nghề dạy học và viết văn. Tôi là thầy giáo dạy toán nhưng có nghề tay trái viết văn. Ngày trước, mẹ tôi rất thương người, hay làm việc thiện. Biết ai có hoàn cảnh khó khăn là mẹ gửi tiền giúp dù cuộc sống gia đình cũng chỉ đủ ăn chứ không khá giả. Tôi quyết tâm làm theo lời mẹ dạy. Hàng tháng tôi trích ra tiền lương 1 triệu làm từ thiện. Khi có tiền nhuận bút hay giải thưởng thì số tiền sẽ nhiều hơn.Thời gian rảnh, tôi tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, đi đến những vùng xa xôi để giúp cho trẻ mồ côi, các em khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn. Tôi vừa là nhà hảo tâm, vừa là tình nguyện viên giúp cho các em khuyết tật, sẵn sàng cõng các em trên vai hay đẩy xe lăn trong những lần các em đi du lịch. Những lúc các em khuyết tật ăn uống, tôi đến bàn ăn để gấp thức ăn cho các em, nhiều em bị khuyết tật ở tay hay khiếm thị, tôi đút cho các em ăn hay lau những giọt mồ hôi các em trên gương mặt. Tôi xem các em như những đứa con của mình và không bao giờ thấy vất vã. Chính sự ân cần mà tôi được các em quí mến. Mái nhà tôi là nơi các em đến chơi khi rảnh rỗi. Tôi mua một chiếc xe lăn để khi các em khuyết tật đến nhà có xe sử dụng, các em đỡ vất vã mang theo khi đi xe buýt. Mái nhà tôi trở thành mái ấm thứ hai của những em bất hạnh Tôi có kể cho các em nghe là tôi đã học từ mẹ cách sống nhân ái. Tôi nhớ ngày trước có lần trong nhà chỉ còn hơn 1kg gạo vậy mà biết ở xóm có nhà dì Ba hết gạo, mẹ sớt phân nửa số gạo cho dì nấu cơm ăn đỡ vào buổi chiều. Tôi hỏi thì mẹ nói “Không sao đâu con, chiều nay mỗi người trong nhà mình ăn bớt 1 chén cơm. Con thấy không chỉ cần việc làm nhỏ là mình cũng đã giúp cho một gia đình không bị đói vào buổi chiều hôm nay”. Câu nói của mẹ làm cho tôi nhớ mãi.
Ở trường, tôi được học trò gọi là ông Bụt vì giúp cho các em tập, viết, tiền để các em ăn sáng, mua tặng cho các em chiếc áo mới mỗi độ xuân về hay dạy miễn phí cho các em có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều lúc làm công việc thiện nguyện, tôi nhớ mẹ đến trào nước mắt. Chính mẹ đã soi sáng cho con đường tôi đi để trở thành công dân hữu ích cho xã hội. Tôi hạnh phúc vì mẹ đã dạy cho mình bài học quí báu “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”.
Cứ đến mỗi mùa độ thu về, nỗi nhớ thương mẹ lại dâng ngập trong lòng tôi. Bởi có một mùa thu, tôi vĩnh viễn mất mẹ. Tôi nguyện với lòng là phải sống thật tốt để xứng đáng là con của mẹ. Tôi tin ở chốn vĩnh hằng, mẹ sẽ nở nụ cười mãn nguyện khi thấy con mình ngày càng giỏi giang thành đạt và đặc biệt là luôn biết trau giồi đạo đức để trở thành một công dân hữu ích cho xã hội. Mỗi lần nghe có ai cất lên tiếng hát ru con là tôi lại ứa nước mắt vì nhớ đến mẹ, tôi hiểu có một con đường mẹ đã soi sáng đưa tôi đi:
“ Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi
Khó đi mẹ dắt con đi
Con đi trường học, mẹ đi trường đời” ./.
NGUYỄN THANH DŨNG
(Giáo viên trường THCS Gò Đen- Huyện Bến Lức- Tỉnh Long An)
LÒNG NHÂN ÁI CỦA MẸ ĐÃ SOI SÁNG ĐỜI CON
Đối với bất kỳ ai, mồ côi cha mẹ là nỗi bất hạnh, sự mất mác lớn nhất mà không gì có thể bù đắp được. Với tôi cũng vậy, mỗi lần ra đường nhìn thấy ai đi bên mẹ nói cười vui vẻ là lòng nghe đau nhói vì nhớ đến mẹ. Mẹ tôi mất đã lâu nhưng những kỷ niệm không bao giờ phai mờ trong tâm trí và tôi có linh cảm mẹ vẫn mãi luôn nâng bước tôi đi trên con đường đời. Mỗi năm khi những làn gió mùa thu ùa về thì những kỷ niệm về mẹ lại dâng trào làm cho tôi nghẹn ngào muốn rơi nước mắt vì nhớ ngày cuối tháng 8 năm 1980, mẹ tôi vĩnh viễn đi xa.
Năm học lớp 1 thì tôi ốm nhom vì bị còi xương từ nhỏ. Tôi thứ năm nên trong gia đình thường được các anh chị em gọi là “ Năm rọm”. Thấy tôi ốm yếu quá nên mẹ mua nhiều thức ăn bổ dưỡng cho tôi ăn. Thuở trước, nhà tôi nghèo lắm, để có tiền mua cho tôi một hộp sữa, một chục trứng gà, mẹ phải nhổ từng bụi sả, bán từng kí ốc hay cắt rau lang ra chợ bán. Nhiều lúc cầm chén sữa uống mà tôi nghẹn ngào vì hiểu để có được chén sữa này, mẹ phải mất biết bao giọt mồ hôi và bao công sức khó nhọc để làm việc vất vã. Cảm động nhất là nhiều ngày mưa bão, mẹ cũng lặn lội đến nhà hàng xóm mua cho tôi những trứng gà so tức là trứng gà đẻ đầu tiên. Mẹ bảo tôi húp trứng gà sống sẽ bổ dưỡng hơn là ăn chín. Mẹ cũng thường nấu cháo cóc cho tôi ăn vì mẹ biết cháo cóc trị bệnh còi xương.
Mẹ tôi bị bệnh tim bẩm sinh vì vậy mỗi khi ráng làm công việc là mẹ mệt. Thậm chí mỗi lần đi bộ khoảng 100 mét là mẹ phải đứng lại nghỉ mới đi tiếp nỗi. Những năm sau ngày giải phóng, cuộc sống còn thiếu trước, hụt sau, cái ăn cái mặc còn thiếu huống chi là chuyện thuốc men. Dù bệnh tim là bệnh nan y vào thời đó nhưng mẹ vẫn phải uống toàn là thuốc nam vì vậy bệnh của mẹ tôi khó mà thuyên giảm. Ngoài giờ học, những khi rãnh rỗi là anh em tôi thường tìm về những cây thuốc quanh vườn như dây nhãn lồng hay dây tơ hồng nấu thuốc cho mẹ uống. Có nhiều ngày thấy mẹ ăn uống kham khổ, tôi ráng bắt ốc, câu cá cho mẹ ăn. Có khi cả nhà không ai dám ăn đặng nhường chén ốc kho tiêu cho mẹ. Nhưng mẹ cũng không muốn ăn một mình, mẹ chia cho mỗi người một ít.
Năm tôi học lớp 9 thì năng khiếu về văn chương của tôi bắt đầu bộc lộ. Mẹ thấy ở đâu có sách báo hay là mượn về cho tôi đọc. Thuở nhỏ, tôi cũng đã từng ao ước mình trở thành một nhà văn có thể viết được những tác phẩm văn học giàu tình cảm để dâng lên mẹ. Đáng buồn thay! Khi tôi viết được tiểu thuyết, đã xuất bản được nhiều tác phẩm thì mẹ không còn hiện hữu trên đời.
Mẹ tôi đã mất sau một cơn đau tim đột ngột. Thế là 17 tuổi đời, tôi trở thành đứa bé mồ côi. Có lẻ đến suốt cuộc đời này không bao giờ tôi quên được ngày mà tôi cầm trên tay truyện dài “ Thầy Hùng áo trắng” mới phát hành. Tôi đã đem quyển sách ấy đặt lên bàn thờ mẹ mà nước mắt lưng tròng vì nhớ đến mẹ. Thành công của tôi có được trong nghề nghiệp viết lách có sự dìu dắt của mẹ.Ngoài viết sách, tôi cũng viết bài cộng tác cho báo và đài phát thanh. Bây giờ thì tôi viết được rất nhiều thể loại văn học dù tôi là thầy giáo dạy toán. Mỗi lần thấy bài được chọn đăng trên báo hay phát sóng trên đài phát thanh là tôi rất vui và nỗi nhớ thương mẹ lại ập về. Tôi cứ nhớ ngày xưa mẹ tìm mượn nhiều sách báo cho tôi xem. Tôi hiểu những hoa thơm trái ngọt mà tôi hưởng hôm nay trên đường đời nhờ công vun phân tưới nước của mẹ. Sự nghiệp của tôi phát triển là kết tinh biết bao mồ hôi và nước mắt của mẹ, người mẹ hiền đáng kính của đời tôi.
Bây giờ thì tôi đã là một nhà giáo. Tôi luôn tâm niệm phải sống thế nào để xứng đáng là con của mẹ. Từ thuở nhỏ, tôi được mẹ dạy nhiều bài học về đạo đức và nhân cách sống ở đời, về lòng nhân ái san sẻ cho những hoàn cảnh khó khăn. Những bài học ấy, tuy không văn hoa như trong sách vở dạy ở trường nhưng đó là những bài học quí báu đã khắc sâu vào tâm khảm tôi. Những bài học của mẹ giúp tôi luôn tự tin và vững bước trên đường đời và đạt nhiều thành công nhất định cả trong hai nghề dạy học và viết văn. Tôi là thầy giáo dạy toán nhưng có nghề tay trái viết văn. Ngày trước, mẹ tôi rất thương người, hay làm việc thiện. Biết ai có hoàn cảnh khó khăn là mẹ gửi tiền giúp dù cuộc sống gia đình cũng chỉ đủ ăn chứ không khá giả. Tôi quyết tâm làm theo lời mẹ dạy. Hàng tháng tôi trích ra tiền lương 1 triệu làm từ thiện. Khi có tiền nhuận bút hay giải thưởng thì số tiền sẽ nhiều hơn.Thời gian rảnh, tôi tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, đi đến những vùng xa xôi để giúp cho trẻ mồ côi, các em khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn. Tôi vừa là nhà hảo tâm, vừa là tình nguyện viên giúp cho các em khuyết tật, sẵn sàng cõng các em trên vai hay đẩy xe lăn trong những lần các em đi du lịch. Những lúc các em khuyết tật ăn uống, tôi đến bàn ăn để gấp thức ăn cho các em, nhiều em bị khuyết tật ở tay hay khiếm thị, tôi đút cho các em ăn hay lau những giọt mồ hôi các em trên gương mặt. Tôi xem các em như những đứa con của mình và không bao giờ thấy vất vã. Chính sự ân cần mà tôi được các em quí mến. Mái nhà tôi là nơi các em đến chơi khi rảnh rỗi. Tôi mua một chiếc xe lăn để khi các em khuyết tật đến nhà có xe sử dụng, các em đỡ vất vã mang theo khi đi xe buýt. Mái nhà tôi trở thành mái ấm thứ hai của những em bất hạnh Tôi có kể cho các em nghe là tôi đã học từ mẹ cách sống nhân ái. Tôi nhớ ngày trước có lần trong nhà chỉ còn hơn 1kg gạo vậy mà biết ở xóm có nhà dì Ba hết gạo, mẹ sớt phân nửa số gạo cho dì nấu cơm ăn đỡ vào buổi chiều. Tôi hỏi thì mẹ nói “Không sao đâu con, chiều nay mỗi người trong nhà mình ăn bớt 1 chén cơm. Con thấy không chỉ cần việc làm nhỏ là mình cũng đã giúp cho một gia đình không bị đói vào buổi chiều hôm nay”. Câu nói của mẹ làm cho tôi nhớ mãi.
Ở trường, tôi được học trò gọi là ông Bụt vì giúp cho các em tập, viết, tiền để các em ăn sáng, mua tặng cho các em chiếc áo mới mỗi độ xuân về hay dạy miễn phí cho các em có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều lúc làm công việc thiện nguyện, tôi nhớ mẹ đến trào nước mắt. Chính mẹ đã soi sáng cho con đường tôi đi để trở thành công dân hữu ích cho xã hội. Tôi hạnh phúc vì mẹ đã dạy cho mình bài học quí báu “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”.
Cứ đến mỗi mùa độ thu về, nỗi nhớ thương mẹ lại dâng ngập trong lòng tôi. Bởi có một mùa thu, tôi vĩnh viễn mất mẹ. Tôi nguyện với lòng là phải sống thật tốt để xứng đáng là con của mẹ. Tôi tin ở chốn vĩnh hằng, mẹ sẽ nở nụ cười mãn nguyện khi thấy con mình ngày càng giỏi giang thành đạt và đặc biệt là luôn biết trau giồi đạo đức để trở thành một công dân hữu ích cho xã hội. Mỗi lần nghe có ai cất lên tiếng hát ru con là tôi lại ứa nước mắt vì nhớ đến mẹ, tôi hiểu có một con đường mẹ đã soi sáng đưa tôi đi:
“ Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi
Khó đi mẹ dắt con đi
Con đi trường học, mẹ đi trường đời” ./.
NGUYỄN THANH DŨNG
(Giáo viên trường THCS Gò Đen- Huyện Bến Lức- Tỉnh Long An)
Điểm bình chọn:
0
Số lượng bình chọn hiện tại
0
Danh sách bình chọn
STT
Mã VOTE
Số lượng bình chọn
Thời gian