Họ tên:
Thu đỏ trong tôi
Số báo danh:
90
Giới thiệu:
Tác giả Bảo Phương
Thu đỏ trong tôi
Tôi lang thang trên con phố sau giờ học. Một mùi khét đặc trưng bỗng xộc vào mũi tôi. Một mùi khét của nhựa, của gỗ,… trộn lẫn lại với nhau như một con dao khoét tìm kì ức trong tôi.
Buổi tối trước ngày khai trường đầu năm cấp ba của tôi rực đỏ.
Trong lúc căn nhà chẳng có người, nó bất ngờ bùng cháy chỉ sau vài tia lửa điện. Hàng xóm phát hiện ra và báo cho mẹ tôi khi lửa đã chiếm trọn một căn bếp. Cột khói dựng thẳng đứng, cuồn cuộn bốc lên bầu trời thu đen kịt.
Tôi hoảng hốt chạy về rồi sững người trước cảnh tưởng trước mặt mình, đôi chân vô lực chẳng bước được thêm. Tôi tần ngần đứng trước cửa nhìn ngọn lửa tham lam nuốt thành quả lao động của bố mẹ tôi, nuốt tất cả kí ức tuổi thơ êm đềm của anh em tôi. Nó “mơn trớn” tôi bằng hơi nóng và mùi khét tổng hợp như thách thức một con bé mới lớn rằng tôi có thể làm gì trong tình hình này. Khi tôi rơi giọt nước mắt đầu tiên, ngọn lửa bùng lên dữ dội hơn nhờ khí ga ở hai bình đã mở trước đó. Bỗng nhiên, tôi cảm thấy nó cười nhạo tôi rằng đồ yếu đuối. Lòng tự ái dâng lên chặn đứng những giọt nước mắt tiếp theo và chiếc mũi cay cay. Đôi mắt tôi đã nhuộm màu lửa. Tất cả các cảm xúc và trạng thái tinh thần hoảng loạn, kinh hãi, đau buồn, tiếc nuối, uất ức, … đang đan chồng lên nhau bùng cháy theo ngọn lửa đó. Tôi biết mình cần làm gì lúc này.
Tôi quay sang nhìn mẹ mình. Bà ấy không rơi giọt nước mắt nào nhưng tôi biết. Mẹ tôi là một người phụ nữ nhạy cảm và giàu tình thương. Điều gì đau đớn hơn khi 10 năm đổ bao mồ hôi nước mắt, nay chỉ bằng một lưỡi lửa đã cuốn đi hết, chỉ để lại đống tro tàn cùng làn khói độc hại. Từ lúc nghe tin, bà ấy đã không giấu khỏi nét mặt hoang mang, bàng hoàng, bàn tay run run vặn tay ga phi về nhà. Bây giờ, mẹ lại tỏ ra bình tĩnh, có lẽ điều đó đã an ủi tôi phần nào, nó thôi thúc tôi giúp mẹ lo nốt mọi chuyện. Tôi phải thông báo với bố và với chú.
Bên ngoại tôi có một chú làm cảnh sát bên phòng cháy chữa cháy, nhà cũng gần đó. Nhưng vào thời điểm cuối chiều này, chú thường đi đá bóng và rất ít khi nghe máy trừ khi hết trận. Trong những cái “tít” dài phát ra từ loa, tôi thấp thỏm cầu xin chú nghe máy. Rất may mắn rằng: ngay sau đó, chú đã nghe. Chẳng biết do tôi hoảng loạn mà nói không rõ hay chú không tin điều tôi nói hay sao, tôi phải lặp lại thông tin những hai lần và cả việc hàng xóm đã gọi cứu hỏa rồi những họ vẫn chưa đến. Chú tôi cúp máy luôn. Vẫn bộ đồng phục đá bóng nhễ nhại mồ hôi đó, chú nhanh chóng đến nhà tôi, nói vài câu với mẹ tôi rồi làm công tác dọn đường chờ xe cứu hỏa đến.
Ngọn lửa vẫn tham lam, từng chút liếm láp sang nhà bà hàng xóm bên cạnh. Mọi người phát hoảng vì ngay cạnh nhà bà ấy là một nhà chứa ga. Chết nỗi là mới sáng nay, nhà họ nhập ga. Nhà tôi vẫn chìm trong biển lửa, cũng chẳng thể cứu vớt gì nữa, tôi đành chạy sang giúp họ chuyển bình ga. Cô bán ga giọng hơn khàn kêu mọi người đến giúp. Đứa con mấy tháng tuổi trên tay phải nhờ hàng xóm bế hộ, sợ có mệnh hệ gì đến bé. Hai mươi chiếc bình ga 12 kg và ba chiếc bình 48 kg nhanh chóng được khuân ra, bày dài trên hai chiếc sân gần đó. Vì tuổi nhỏ, sức cũng chẳng nhiều nên khi bê được vài bình, tay tôi đã ửng đỏ và đầu ngón tay trắng bệch, mắt cá chân lác đác vài vết sước và vết gỉ do đáy bình lưu lại khi tôi va vào nó. Đau nhưng tôi không khóc, tôi nén cảm xúc ấy lại trong một góc và tiếp tục giúp mọi người. Hết việc thì thờ người ra nhìn vào đám cháy, người mẹ đáng thương của mình và cả những suy nghĩ về tương lai mờ mịt của gia đình.
Tiếng xe cứu hỏa vọng lại từ xa nhưng nó chẳng thể thu hút sự chú ý của tôi như trước được nữa. Tôi vẫn nhìn theo mẹ. Chỉ vài phút sau khi đội cứu hỏa làm việc, bố tôi đã về, mẹ con tôi có thêm một bức tường để dựa. Nhà chỉ còn anh tôi chưa biết về vụ cháy. Tôi đi ra xa tránh tiếng còi và bắt đầu gọi cho anh. Bằng chất giọng nghẹn ngào pha chút hoang mang, tôi nói: “Quán nhà mình cháy rồi.” Có lẽ anh nghĩ tôi nói xạo, tôi buộc nhắc lại một lần nữa nói điều này thứ hai cho dù tôi chẳng thích câu nói đó. Một khoảng lặng bao trùm hai anh em. Tôi có thể đoán được trạng thái của anh ngay lúc ấy vì nếu đổi lại là tôi, tôi cũng sẽ vậy. Khi nghe thấy tiếng của anh mình, những cảm xúc tôi đè nén vừa nãy bỗng chốc hóa thành tiếng khóc, những giọt nước mắt bắt đầu chảy dài trên khuôn mặt non nớt của tôi. Anh nhẹ nhàng nói: “Bình tĩnh nào” Tôi gạt dòng nước mắt đi, tôi trấn an lại anh mình: “Anh yên tâm, cứu hỏa đến rồi, lửa nhanh chóng được dập thôi”. Tôi hiểu anh mình là người thế nào. Anh ấy nói được làm được. Nghe tin này chắc chắn anh sẽ bắt xe từ Hà Nội về. Khi chắc chắn anh đã từ bỏ suy nghĩ đó, tôi mới cúp máy.
Tôi tìm mẹ trong đám người vây quanh đó, tôi choàng tay ôm lấy thì bị mẹ hất ra. Tôi hụt hẫng, chán nản và buồn tủi. Tôi chỉ muốn an ủi mẹ như mẹ vẫn an ủi, dỗ dành tôi những ngày bé. Nhưng giờ có lẽ nó trở nên thừa thãi với bà ấy. Tôi lủi thủi đứng sang bên cạnh theo dõi. Lúc đó, tôi mới thấy tình làng nghĩa xóm nó quan trọng và thiêng liêng đến mức nào. Trong khi nhà tôi cháy, hai nhà bên cạnh bận khuân đồ ra ngoài, một bà lão trạc tuổi nội tôi đến. Tôi nhìn bà ấy quen quen, có lẽ do tôi ít khi ở nhà. Bà ấy sắn chiếc quần bà ba màu đen lên cao như đi ra ruộng, ra sức hô: “Cố lên nào! Mấy thanh niên đứng khi thì vào giúp đi. Nhanh lên nào! Hây dô.....” khiến đôi môi tôi đang mím chặt cũng phải bật cười vì nhìn bà ấy ngộ lắm. Nhưng việc làm ấy của bà lại giúp gia đình tôi phấn chấn hơn và giúp thoải mái hơn với những chiến sĩ cứu hỏa. Về sau, bà ấy cũng giúp mẹ tôi nhiều khi nhà tôi thiếu nhân lực. Lúc ấy, tôi biết ơn bà rất nhiều. Cũng chẳng phải việc làm to lớn nhưng giá trị tinh thần của nó lại lớn hơn gấp bội. Chợt tôi tự hỏi hồi trước các chú chiến sĩ xưa cũng cổ vũ nhau sau những mất mát đau thương như bà ấy đã cổ vũ gia đình tôi sao? Vậy thì thật cảm phục sự lạc quan và ý chí kiên cường của các chú để có thể tạo nên những kì tích cho nước nhà.
Tôi dành một khoảng lặng cho bản thân. Những bài báo đưa tin vụ cháy vẫn hàng ngày lướt qua đôi mặt vô cảm của tôi. Và tôi cũng đâu biết rằng sẽ có một ngày nào đó tôi sẽ như họ, sẽ tần ngần, bất lực đứng nhìn căn nhà của mình bị tàn phá bởi ngọn lửa vô tình này. Mỗi trải nghiệm sẽ cho ta một hoặc nhiều bài học. Đối với tôi, nó chính là tình người, tình cảm làng xóm.
Vài năm sau, tôi lên Hà Nội tiếp tục chương trình học của mình. Dù đô thị có hào nhoáng bao nhiêu, kì diệu bao nhiêu nhưng tôi dám chắc rằng tình thương nơi đó sẽ chẳng bằng miền quê. Miền quê, nó nhếc nhác nhưng đầy yêu thương.
Thu đỏ trong tôi
Tôi lang thang trên con phố sau giờ học. Một mùi khét đặc trưng bỗng xộc vào mũi tôi. Một mùi khét của nhựa, của gỗ,… trộn lẫn lại với nhau như một con dao khoét tìm kì ức trong tôi.
Buổi tối trước ngày khai trường đầu năm cấp ba của tôi rực đỏ.
Trong lúc căn nhà chẳng có người, nó bất ngờ bùng cháy chỉ sau vài tia lửa điện. Hàng xóm phát hiện ra và báo cho mẹ tôi khi lửa đã chiếm trọn một căn bếp. Cột khói dựng thẳng đứng, cuồn cuộn bốc lên bầu trời thu đen kịt.
Tôi hoảng hốt chạy về rồi sững người trước cảnh tưởng trước mặt mình, đôi chân vô lực chẳng bước được thêm. Tôi tần ngần đứng trước cửa nhìn ngọn lửa tham lam nuốt thành quả lao động của bố mẹ tôi, nuốt tất cả kí ức tuổi thơ êm đềm của anh em tôi. Nó “mơn trớn” tôi bằng hơi nóng và mùi khét tổng hợp như thách thức một con bé mới lớn rằng tôi có thể làm gì trong tình hình này. Khi tôi rơi giọt nước mắt đầu tiên, ngọn lửa bùng lên dữ dội hơn nhờ khí ga ở hai bình đã mở trước đó. Bỗng nhiên, tôi cảm thấy nó cười nhạo tôi rằng đồ yếu đuối. Lòng tự ái dâng lên chặn đứng những giọt nước mắt tiếp theo và chiếc mũi cay cay. Đôi mắt tôi đã nhuộm màu lửa. Tất cả các cảm xúc và trạng thái tinh thần hoảng loạn, kinh hãi, đau buồn, tiếc nuối, uất ức, … đang đan chồng lên nhau bùng cháy theo ngọn lửa đó. Tôi biết mình cần làm gì lúc này.
Tôi quay sang nhìn mẹ mình. Bà ấy không rơi giọt nước mắt nào nhưng tôi biết. Mẹ tôi là một người phụ nữ nhạy cảm và giàu tình thương. Điều gì đau đớn hơn khi 10 năm đổ bao mồ hôi nước mắt, nay chỉ bằng một lưỡi lửa đã cuốn đi hết, chỉ để lại đống tro tàn cùng làn khói độc hại. Từ lúc nghe tin, bà ấy đã không giấu khỏi nét mặt hoang mang, bàng hoàng, bàn tay run run vặn tay ga phi về nhà. Bây giờ, mẹ lại tỏ ra bình tĩnh, có lẽ điều đó đã an ủi tôi phần nào, nó thôi thúc tôi giúp mẹ lo nốt mọi chuyện. Tôi phải thông báo với bố và với chú.
Bên ngoại tôi có một chú làm cảnh sát bên phòng cháy chữa cháy, nhà cũng gần đó. Nhưng vào thời điểm cuối chiều này, chú thường đi đá bóng và rất ít khi nghe máy trừ khi hết trận. Trong những cái “tít” dài phát ra từ loa, tôi thấp thỏm cầu xin chú nghe máy. Rất may mắn rằng: ngay sau đó, chú đã nghe. Chẳng biết do tôi hoảng loạn mà nói không rõ hay chú không tin điều tôi nói hay sao, tôi phải lặp lại thông tin những hai lần và cả việc hàng xóm đã gọi cứu hỏa rồi những họ vẫn chưa đến. Chú tôi cúp máy luôn. Vẫn bộ đồng phục đá bóng nhễ nhại mồ hôi đó, chú nhanh chóng đến nhà tôi, nói vài câu với mẹ tôi rồi làm công tác dọn đường chờ xe cứu hỏa đến.
Ngọn lửa vẫn tham lam, từng chút liếm láp sang nhà bà hàng xóm bên cạnh. Mọi người phát hoảng vì ngay cạnh nhà bà ấy là một nhà chứa ga. Chết nỗi là mới sáng nay, nhà họ nhập ga. Nhà tôi vẫn chìm trong biển lửa, cũng chẳng thể cứu vớt gì nữa, tôi đành chạy sang giúp họ chuyển bình ga. Cô bán ga giọng hơn khàn kêu mọi người đến giúp. Đứa con mấy tháng tuổi trên tay phải nhờ hàng xóm bế hộ, sợ có mệnh hệ gì đến bé. Hai mươi chiếc bình ga 12 kg và ba chiếc bình 48 kg nhanh chóng được khuân ra, bày dài trên hai chiếc sân gần đó. Vì tuổi nhỏ, sức cũng chẳng nhiều nên khi bê được vài bình, tay tôi đã ửng đỏ và đầu ngón tay trắng bệch, mắt cá chân lác đác vài vết sước và vết gỉ do đáy bình lưu lại khi tôi va vào nó. Đau nhưng tôi không khóc, tôi nén cảm xúc ấy lại trong một góc và tiếp tục giúp mọi người. Hết việc thì thờ người ra nhìn vào đám cháy, người mẹ đáng thương của mình và cả những suy nghĩ về tương lai mờ mịt của gia đình.
Tiếng xe cứu hỏa vọng lại từ xa nhưng nó chẳng thể thu hút sự chú ý của tôi như trước được nữa. Tôi vẫn nhìn theo mẹ. Chỉ vài phút sau khi đội cứu hỏa làm việc, bố tôi đã về, mẹ con tôi có thêm một bức tường để dựa. Nhà chỉ còn anh tôi chưa biết về vụ cháy. Tôi đi ra xa tránh tiếng còi và bắt đầu gọi cho anh. Bằng chất giọng nghẹn ngào pha chút hoang mang, tôi nói: “Quán nhà mình cháy rồi.” Có lẽ anh nghĩ tôi nói xạo, tôi buộc nhắc lại một lần nữa nói điều này thứ hai cho dù tôi chẳng thích câu nói đó. Một khoảng lặng bao trùm hai anh em. Tôi có thể đoán được trạng thái của anh ngay lúc ấy vì nếu đổi lại là tôi, tôi cũng sẽ vậy. Khi nghe thấy tiếng của anh mình, những cảm xúc tôi đè nén vừa nãy bỗng chốc hóa thành tiếng khóc, những giọt nước mắt bắt đầu chảy dài trên khuôn mặt non nớt của tôi. Anh nhẹ nhàng nói: “Bình tĩnh nào” Tôi gạt dòng nước mắt đi, tôi trấn an lại anh mình: “Anh yên tâm, cứu hỏa đến rồi, lửa nhanh chóng được dập thôi”. Tôi hiểu anh mình là người thế nào. Anh ấy nói được làm được. Nghe tin này chắc chắn anh sẽ bắt xe từ Hà Nội về. Khi chắc chắn anh đã từ bỏ suy nghĩ đó, tôi mới cúp máy.
Tôi tìm mẹ trong đám người vây quanh đó, tôi choàng tay ôm lấy thì bị mẹ hất ra. Tôi hụt hẫng, chán nản và buồn tủi. Tôi chỉ muốn an ủi mẹ như mẹ vẫn an ủi, dỗ dành tôi những ngày bé. Nhưng giờ có lẽ nó trở nên thừa thãi với bà ấy. Tôi lủi thủi đứng sang bên cạnh theo dõi. Lúc đó, tôi mới thấy tình làng nghĩa xóm nó quan trọng và thiêng liêng đến mức nào. Trong khi nhà tôi cháy, hai nhà bên cạnh bận khuân đồ ra ngoài, một bà lão trạc tuổi nội tôi đến. Tôi nhìn bà ấy quen quen, có lẽ do tôi ít khi ở nhà. Bà ấy sắn chiếc quần bà ba màu đen lên cao như đi ra ruộng, ra sức hô: “Cố lên nào! Mấy thanh niên đứng khi thì vào giúp đi. Nhanh lên nào! Hây dô.....” khiến đôi môi tôi đang mím chặt cũng phải bật cười vì nhìn bà ấy ngộ lắm. Nhưng việc làm ấy của bà lại giúp gia đình tôi phấn chấn hơn và giúp thoải mái hơn với những chiến sĩ cứu hỏa. Về sau, bà ấy cũng giúp mẹ tôi nhiều khi nhà tôi thiếu nhân lực. Lúc ấy, tôi biết ơn bà rất nhiều. Cũng chẳng phải việc làm to lớn nhưng giá trị tinh thần của nó lại lớn hơn gấp bội. Chợt tôi tự hỏi hồi trước các chú chiến sĩ xưa cũng cổ vũ nhau sau những mất mát đau thương như bà ấy đã cổ vũ gia đình tôi sao? Vậy thì thật cảm phục sự lạc quan và ý chí kiên cường của các chú để có thể tạo nên những kì tích cho nước nhà.
Tôi dành một khoảng lặng cho bản thân. Những bài báo đưa tin vụ cháy vẫn hàng ngày lướt qua đôi mặt vô cảm của tôi. Và tôi cũng đâu biết rằng sẽ có một ngày nào đó tôi sẽ như họ, sẽ tần ngần, bất lực đứng nhìn căn nhà của mình bị tàn phá bởi ngọn lửa vô tình này. Mỗi trải nghiệm sẽ cho ta một hoặc nhiều bài học. Đối với tôi, nó chính là tình người, tình cảm làng xóm.
Vài năm sau, tôi lên Hà Nội tiếp tục chương trình học của mình. Dù đô thị có hào nhoáng bao nhiêu, kì diệu bao nhiêu nhưng tôi dám chắc rằng tình thương nơi đó sẽ chẳng bằng miền quê. Miền quê, nó nhếc nhác nhưng đầy yêu thương.
Điểm bình chọn:
0
Số lượng bình chọn hiện tại
0
Danh sách bình chọn
STT
Mã VOTE
Số lượng bình chọn
Thời gian