Họ tên:
Không có tiêu đề
Số báo danh:
107
Giới thiệu:
Tác giả: Vi Thị Lê Na
Mùa thu về bên mái nhà nhỏ trên triền đồi, thế là mùa thu cũng về cùng hương hoa sữa. Mình thích hoa sữa, bởi có lẽ là cảm giác của mùa thu. Mọi năm khi còn ở Thủ đô, mình cùng đứa bạn thường ngồi dưới trạm dừng xe buýt trên phố, mỗi đứa cầm một củ khoai nướng vừa ăn vừa nghe hoa sữa rơi xuống dưới bàn chân.
Nhưng đó hãy là của những năm trước, mình của mùa thu năm nay đang nằm ở nhà trong cái lạnh nhè nhẹ, những thước phim trên mạng xã hội cứ lướt qua mình như một biểu hiện của những việc lặp đi lặp lại trong cuộc sống từ khi dịch bệnh bùng phát.
Giữa những dòng trạng thái dài dằng dặc, vô số những bức hình, những video nối tiếp trên mạng xã hội, mình dừng lại trước một thước phim và những hình ảnh về một gia đình đang khăn gói từ Bình Dương trở về quê. Một khoảnh khắc mà người ba xếp hành lý lên chiếc xe máy, đứa bé ngồi ngay ngắn phía trước, giỏ xe là một chiếc hũ đựng tro cốt của mẹ. Mình không biết những giọt nước mắt đã rơi từ lúc nào, chỉ biết khi nhận ra thì đã thấy đẫm một bên gối. Thì ra tình thương giữa con người với con người dù qua một màn hình điện thoại vẫn vẹn nguyên như vốn dĩ nó tồn tại.
Mình nghĩ về cuộc đời hệt như một người từng trải, những ý nghĩ ấy cứ cuốn mình vào nó, rằng một đời người ngắn ngủi, ngày hôm nay vẫn còn nghĩ về ngày mai, ấy thế mà ngày mai chỉ còn lại một nắm tro tàn. Dịch bệnh lấy đi của mình một vài thứ, nhưng có là gì so với nỗi đau mất vợ của chồng, nỗi đau mất mẹ của người con. Và còn nhiều hơn nữa những khoảnh khắc thật buồn trong đại dịch, người qua người cứ thế mà đi, giây phút cuối cùng còn lại cũng chẳng còn có thể gặp những người trong một mái nhà.
Mình không muốn nói nhiều về nỗi buồn trong đại dịch, nhưng dẫu mình không muốn nói thì nó vẫn tồn tại và nằm sâu trong lòng mỗi người. Có lẽ mình hay bất kì ai, đều mong muốn và khao khát được sống, được hạnh phúc. Bởi mỗi người chỉ có một cuộc đời để sống, đặc biệt là trong đại dịch, được sống đã là một niềm hạnh phúc thật lớn với rất nhiều người.
***
Theo một cách bất đắc dĩ, mình đã ở nhà thật lâu kể từ thời còn học trung học, mỗi ngày đi qua dường như được lập trình sẵn: thức dậy, học trực tuyến, phụ giúp ba mẹ việc vặt trong nhà, đi ngủ. Mình đã có lúc nghĩ rằng cuộc sống thật buồn tẻ và trôi qua vô nghĩa, bởi mình còn trẻ và mong muốn được trải nghiệm, được đi đến nhiều nơi xa hơn thay vì quanh quẩn trong nhà. Nhưng rồi khoảnh khắc mình bắt gặp hình ảnh hai cha con khăn gói về quê cùng hũ tro của mẹ, mình bỗng thấy dấy lên trong lòng một cảm xúc, hình như mình đã vỡ ra một điều gì đó có nghĩa: mình đang có được niềm hạnh phúc.
Mẹ mình đã ngoài 40, vài sợi tóc trắng làm mẹ mình phát ngứa đi được, những lúc ấy mẹ thường bảo mình lấy chiếc nhíp nhỏ nhổ đi những sợi tóc khác màu đang hiện diện trên mái đầu mẹ. Mình đã từng tự hỏi rằng có phải vì mẹ ghét tóc bạc chỉ vì ngứa, hay những sợi tóc của thời gian làm mẹ buồn lòng mà muốn vứt bỏ, mình có lẽ bây giờ vẫn chưa biết được, nhưng màu tóc của mẹ sẽ dần đổi thay và mình cũng phải biết lớn.
Bố mình là một ông giáo vùng cao, vì dịch bệnh nên không thể đến trường giảng dạy trực tiếp mà thay vào đó sẽ dạy học trực tuyến. Mình đã có lúc bực mình chỉ vì bố cứ hỏi đi hỏi lại rằng cái này bấm chỗ nào vậy con, chia sẻ video lên zoom như thế nào hả con và ti tỉ thứ liên quan đến việc dạy học. Mình dường như quên mất bố cũng chỉ là một người bình thường, cũng có những thứ với người lớn cũng là lần đầu tiên. Phải chăng mình đã quá quen với việc bố mẹ cái gì cũng biết hoặc cố để biết trước con cái, họ làm thế để những đứa con của mình được sống đủ đầy tri thức và bảo bọc bằng những ý niệm tốt đẹp trên đời.
Mình có một người em, chúng mình cách nhau chín tuổi, khoảng cách đáng lẽ đủ để chúng mình yêu thương và không cãi vã. Thế nhưng mà dịch bệnh làm hai đứa cùng ở nhà, rồi tranh nhau đến từng cái nhỏ nhặt nhất. Những lúc như thế mình có cảm giác hai chị em sắp bị mẹ đuổi ra khỏi nhà vậy.
Nhà mình có hai chú chó, đáng lẽ là ba nếu như một chú không bị ốm và mất. Em mình đã khóc thật to vì giận mẹ không đem chó đi thú y, nhưng dịch bệnh mà, nhà mình đành nhìn chú chó ấy tạm biệt cuộc đời. Hai chú chó còn lại của nhà mình mỗi chú một vẻ, có một chú đã ở cùng nhà mình hơn 12 năm, chúng mình gọi là ông Già, cái dáng vẻ lão luyện và sự lịch sự khoa trương trông đến buồn cười. Chú còn lại vì Béo nên được gọi là Béo, vừa béo vừa thấp và rất ham ăn, chỉ cần được ăn thì mọi thứ trên đời dường như vô nghĩa với nó.
Và chính bằng một cách bất đắc dĩ ấy, mình đã ở nhà thật lâu và cảm nhận được từng chút một những hạnh phúc mình đang có, những hạnh phúc đời thường của một gia đình còn đủ đầy trong đại dịch. Mình có lẽ sẽ thật ích kỉ khi bên ngoài kia dịch bệnh vẫn đang rình rập, còn mình thì cảm thấy hạnh phúc. Thế nhưng hạnh phúc của mỗi người đều được cân đo đong đếm vừa đủ, là những niềm hạnh phúc từ những điều hiện tại mà có lẽ về sau sẽ thật khó có được. Vì thế mình vẫn muốn được sống và hạnh phúc bên mâm cơm gia đình, bên những chú chó trong nhà, bên khoảng sân đầy thóc.
Mình mong rằng dẫu nỗi buồn đại dịch có thể đến và luôn tồn tại, nhưng mỗi người sẽ trân trọng và hạnh phúc với những giây phút hiện tại. Sống và cảm nhận nhiều hơn những điều tưởng như vô nghĩa, yêu thương và quý trọng những điều bình dị xung quanh. Chỉ như thế thôi thì niềm hạnh phúc có lẽ cũng đã nảy nở trong lòng mỗi người.
Mùa thu về bên mái nhà nhỏ trên triền đồi, thế là mùa thu cũng về cùng hương hoa sữa. Mình thích hoa sữa, bởi có lẽ là cảm giác của mùa thu. Mọi năm khi còn ở Thủ đô, mình cùng đứa bạn thường ngồi dưới trạm dừng xe buýt trên phố, mỗi đứa cầm một củ khoai nướng vừa ăn vừa nghe hoa sữa rơi xuống dưới bàn chân.
Nhưng đó hãy là của những năm trước, mình của mùa thu năm nay đang nằm ở nhà trong cái lạnh nhè nhẹ, những thước phim trên mạng xã hội cứ lướt qua mình như một biểu hiện của những việc lặp đi lặp lại trong cuộc sống từ khi dịch bệnh bùng phát.
Giữa những dòng trạng thái dài dằng dặc, vô số những bức hình, những video nối tiếp trên mạng xã hội, mình dừng lại trước một thước phim và những hình ảnh về một gia đình đang khăn gói từ Bình Dương trở về quê. Một khoảnh khắc mà người ba xếp hành lý lên chiếc xe máy, đứa bé ngồi ngay ngắn phía trước, giỏ xe là một chiếc hũ đựng tro cốt của mẹ. Mình không biết những giọt nước mắt đã rơi từ lúc nào, chỉ biết khi nhận ra thì đã thấy đẫm một bên gối. Thì ra tình thương giữa con người với con người dù qua một màn hình điện thoại vẫn vẹn nguyên như vốn dĩ nó tồn tại.
Mình nghĩ về cuộc đời hệt như một người từng trải, những ý nghĩ ấy cứ cuốn mình vào nó, rằng một đời người ngắn ngủi, ngày hôm nay vẫn còn nghĩ về ngày mai, ấy thế mà ngày mai chỉ còn lại một nắm tro tàn. Dịch bệnh lấy đi của mình một vài thứ, nhưng có là gì so với nỗi đau mất vợ của chồng, nỗi đau mất mẹ của người con. Và còn nhiều hơn nữa những khoảnh khắc thật buồn trong đại dịch, người qua người cứ thế mà đi, giây phút cuối cùng còn lại cũng chẳng còn có thể gặp những người trong một mái nhà.
Mình không muốn nói nhiều về nỗi buồn trong đại dịch, nhưng dẫu mình không muốn nói thì nó vẫn tồn tại và nằm sâu trong lòng mỗi người. Có lẽ mình hay bất kì ai, đều mong muốn và khao khát được sống, được hạnh phúc. Bởi mỗi người chỉ có một cuộc đời để sống, đặc biệt là trong đại dịch, được sống đã là một niềm hạnh phúc thật lớn với rất nhiều người.
***
Theo một cách bất đắc dĩ, mình đã ở nhà thật lâu kể từ thời còn học trung học, mỗi ngày đi qua dường như được lập trình sẵn: thức dậy, học trực tuyến, phụ giúp ba mẹ việc vặt trong nhà, đi ngủ. Mình đã có lúc nghĩ rằng cuộc sống thật buồn tẻ và trôi qua vô nghĩa, bởi mình còn trẻ và mong muốn được trải nghiệm, được đi đến nhiều nơi xa hơn thay vì quanh quẩn trong nhà. Nhưng rồi khoảnh khắc mình bắt gặp hình ảnh hai cha con khăn gói về quê cùng hũ tro của mẹ, mình bỗng thấy dấy lên trong lòng một cảm xúc, hình như mình đã vỡ ra một điều gì đó có nghĩa: mình đang có được niềm hạnh phúc.
Mẹ mình đã ngoài 40, vài sợi tóc trắng làm mẹ mình phát ngứa đi được, những lúc ấy mẹ thường bảo mình lấy chiếc nhíp nhỏ nhổ đi những sợi tóc khác màu đang hiện diện trên mái đầu mẹ. Mình đã từng tự hỏi rằng có phải vì mẹ ghét tóc bạc chỉ vì ngứa, hay những sợi tóc của thời gian làm mẹ buồn lòng mà muốn vứt bỏ, mình có lẽ bây giờ vẫn chưa biết được, nhưng màu tóc của mẹ sẽ dần đổi thay và mình cũng phải biết lớn.
Bố mình là một ông giáo vùng cao, vì dịch bệnh nên không thể đến trường giảng dạy trực tiếp mà thay vào đó sẽ dạy học trực tuyến. Mình đã có lúc bực mình chỉ vì bố cứ hỏi đi hỏi lại rằng cái này bấm chỗ nào vậy con, chia sẻ video lên zoom như thế nào hả con và ti tỉ thứ liên quan đến việc dạy học. Mình dường như quên mất bố cũng chỉ là một người bình thường, cũng có những thứ với người lớn cũng là lần đầu tiên. Phải chăng mình đã quá quen với việc bố mẹ cái gì cũng biết hoặc cố để biết trước con cái, họ làm thế để những đứa con của mình được sống đủ đầy tri thức và bảo bọc bằng những ý niệm tốt đẹp trên đời.
Mình có một người em, chúng mình cách nhau chín tuổi, khoảng cách đáng lẽ đủ để chúng mình yêu thương và không cãi vã. Thế nhưng mà dịch bệnh làm hai đứa cùng ở nhà, rồi tranh nhau đến từng cái nhỏ nhặt nhất. Những lúc như thế mình có cảm giác hai chị em sắp bị mẹ đuổi ra khỏi nhà vậy.
Nhà mình có hai chú chó, đáng lẽ là ba nếu như một chú không bị ốm và mất. Em mình đã khóc thật to vì giận mẹ không đem chó đi thú y, nhưng dịch bệnh mà, nhà mình đành nhìn chú chó ấy tạm biệt cuộc đời. Hai chú chó còn lại của nhà mình mỗi chú một vẻ, có một chú đã ở cùng nhà mình hơn 12 năm, chúng mình gọi là ông Già, cái dáng vẻ lão luyện và sự lịch sự khoa trương trông đến buồn cười. Chú còn lại vì Béo nên được gọi là Béo, vừa béo vừa thấp và rất ham ăn, chỉ cần được ăn thì mọi thứ trên đời dường như vô nghĩa với nó.
Và chính bằng một cách bất đắc dĩ ấy, mình đã ở nhà thật lâu và cảm nhận được từng chút một những hạnh phúc mình đang có, những hạnh phúc đời thường của một gia đình còn đủ đầy trong đại dịch. Mình có lẽ sẽ thật ích kỉ khi bên ngoài kia dịch bệnh vẫn đang rình rập, còn mình thì cảm thấy hạnh phúc. Thế nhưng hạnh phúc của mỗi người đều được cân đo đong đếm vừa đủ, là những niềm hạnh phúc từ những điều hiện tại mà có lẽ về sau sẽ thật khó có được. Vì thế mình vẫn muốn được sống và hạnh phúc bên mâm cơm gia đình, bên những chú chó trong nhà, bên khoảng sân đầy thóc.
Mình mong rằng dẫu nỗi buồn đại dịch có thể đến và luôn tồn tại, nhưng mỗi người sẽ trân trọng và hạnh phúc với những giây phút hiện tại. Sống và cảm nhận nhiều hơn những điều tưởng như vô nghĩa, yêu thương và quý trọng những điều bình dị xung quanh. Chỉ như thế thôi thì niềm hạnh phúc có lẽ cũng đã nảy nở trong lòng mỗi người.
Điểm bình chọn:
0
Số lượng bình chọn hiện tại
0
Danh sách bình chọn
STT
Mã VOTE
Số lượng bình chọn
Thời gian